Màng chế tạo từ cặn dầu thực vật lọc được kim loại nặng

Các nhà khoa học đã chế tạo một màng có nguồn gốc từ dầu thực vật có thể lọc được kim loại nặng khỏi nước, theo Đại học Công nghệ Nanyang (NTU, Singapore).
 

Các nhà khoa học ở NTU hợp tác với Viện Công nghệ Liên Bang Thụy Sĩ (ETHZ) ở Zurich đã tạo ra màng lọc từ các phụ phẩm thải ra trong quá trình sản xuất dầu thực vật, NTU nêu trong một bài đăng ngày 23/6 trên website của trường.

(Từ trái qua phải) Sinh viên tiến sĩ trường NTU Soon Wei Long; Giáo sư trường NTU Ali Miserez; and Giáo sư trường ETH Zurich Raffaele Mezzenga - Ảnh:Nanyang Technological University, Singapore.
(Từ trái qua phải) Sinh viên tiến sĩ trường NTU Soon Wei Long; Giáo sư trường NTU Ali Miserez; and Giáo sư trường ETH Zurich Raffaele Mezzenga
 (Ảnh: Nanyang Technological University, Singapore)

Đội nghiên cứu đã khám phá ra rằng chất đạm được lấy từ phụ phẩm của quá trình sản xuất dầu đậu phộng và dầu hạt hướng dương có thể hút hiệu quả được các ion kim loại nặng.

Các bài thử đã cho thấy rằng quá trình hấp dẫn này, được gọi là sự hút bám, có thể khử sạch nước bẩn đến mức đạt được tiêu chuẩn nước uống quốc tế.
 

Quá trình chế tạo màng lọc (Nguồn: Chemical Engineering Journal)
Quá trình chế tạo màng lọc (Nguồn: Chemical Engineering Journal)

Quá trình sản xuất dầu thực vật gia dụng thải ra các phụ phẩm giàu chất đạm, còn gọi là bột hạt có dầu, là phần còn lại sau khi dầu được chiết khỏi thực vật sống.

Sau khi chiết đạm khỏi bột hạt có dầu, các nhà nghiên cứu biến nó thành các sợi tinh bột đạm cấu trúc dạng dây thừng nhỏ tới từng nanomet.

Các sợi tinh bột đạm này hút các kim loại nặng và có vai trò như là một cái giần ở dạng phân tử, chặn các ion kim loại nặng khi chúng đi qua.

Các nhà nghiên cứu đã kết hợp các sợi tinh bột được chiết ra với các-bon được hoạt hóa (một chất được sử dụng nhiều để lọc) và tạo thành một cái màng hỗn hợp. Họ thấy là các màng này có thể khử tới 99,89% kim loại nặng.

Trong số 3 kim loại được đưa vào thử nghiệm, bộ lọc hiệu quả nhất với chì và bạch kim, sau đó là crôm.

Màng lọc này có tiềm năng trở thành một phương pháp khử kim loại nặng khỏi nước rẻ, tốn ít năng lượng và dễ thay đổi, giúp sử dụng bền vững bột hạt có dầu thay vì bỏ chúng đi hay dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Theo các nhà nghiên cứu thì việc dùng màng lọc này còn có một ưu điểm lớn khác là không sử dụng nhiều năng lượng, khác với phương pháp thẩm thấu ngược phải dùng tới điện.

Kết quả nghiên cứu của nhóm đã được công bố trên tạp chí Chemical Engineering vào tháng Tư. Trọng tâm nghiên cứu để đảm bảo an toàn nguồn nước phù hợp với kế hoạch chiến lược 2025 của NTU và mục tiêu giảm thiểu tác động của con người đối với môi trường.

Nguồn: Nanyang Technological University

Tác giả: Quang Hưng (dịch)

Bài viết cùng chuyên mục

Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tuyển sinh 2021-1