Quá trình này biến nước thải độc hại với môi trường thành nước sạch, đồng thời thu hồi các axit có giá trị, bài đăng ngày 12/9 trên trang tin khoa học Phys.org cho hay.
Axit photphoric là thành phần chính trong phân bón công nghiệp, một ngành công nghiệp lớn trên toàn thế giới.
Phương pháp của họ vừa được công bố trên tạp chí "ACS Sustainable Chemistry and Engineering".
Tiến sĩ Oded Nir, người giám sát và là đồng trưởng nhóm nghiên cứu.
(Ảnh: Dani Machlis/Ben-Gurion University of the Negev)
Tiến sĩ Oded Nir, người giám sát nhóm nghiên cứu, giải thích: “Quá trình sản xuất axit photphoric tạo ra rất nhiều nước thải công nghiệp mà không thể xử lý hiệu quả vì nó có độ pH thấp và khả năng kết tủa cao”.
"Ngày nay, nước thải thường được trữ trong ao để bay hơi. Tuy nhiên, những điểm này dễ bị xâm nhập, rò rỉ và ngập lụt. Chỉ vài năm trước, một thảm họa sinh thái ở Israel đã xảy ra khi hàng triệu mét khối nước thải có tính axit này bị xả xuống một con lạch. Các quy trình xử lý thông thường gặp khó trong việc xử lý độ chua, độ mặn và độ cứng của nước thải", ông nói.
"Do đó, chúng tôi đã phát triển một quy trình ba bước thay thế để xử lý nước thải axit photphoric bao gồm thẩm phân điện chọn lọc, thẩm thấu ngược và trung hòa".
Nhóm nghiên cứu đã đánh giá phương pháp này với nước thải tổng hợp trong phòng thí nghiệm, và thu được kết quả khả quan.
Quy trình đã thu hồi thành công nước sạch và photphat, đồng thời giảm 90% lượng nước thải.
Nó cũng không tạo ra khoáng chất đóng cặn đáng kể nào mà có thể gây tắc các màng lọc.
Hơn nữa, quá trình trên đòi hỏi điện năng thấp, giúp cho phương pháp này trở nên bền vững và khả thi về mặt công nghệ-kinh tế.
Tiến sĩ Roy Bernstein, đồng trưởng nhóm nghiên cứu nói: “Quá trình này rất hứa hẹn và chúng tôi khuyến khích các đơn vị trong ngành công nghiệp đánh giá tiềm năng và khả năng ứng dụng của nó tại các nhà máy”.
Nguồn: Phys.org