Tục thờ Mẫu Thủy

Từ xa xưa, dân tộc Việt Nam vốn xuất phát từ nền văn minh lúa nước cùng với sự hình thành từ thực tiễn cuộc sống, văn hóa của người Việt đề cao lòng chung thủy, tính trước sau, đặc biệt là cốt cách của người Việt đối với Mẹ Nước - Mẫu Thủy.

Tín ngưỡng thờ Mẫu
Từ đầu năm tới tháng 3 âm lịch – tháng giỗ Mẹ (tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ), nhiều tín hữu theo Đạo Mẫu có dịp bày tỏ lòng cung kính của mình thông qua các nghi thức tín ngưỡng dân gian có tên gọi ‘hầu đồng&;.
Vào hồi 17h15 giờ địa phương (21h15 giờ Việt Nam) ngày 1/12/2016, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO tại thành phố Addis Ababa, Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tại 21 tỉnh đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
 
Tục thờ Mẫu Thủy - Ảnh 1.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, hay thường gọi là Đạo Mẫu, thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ, xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa.

Đó là sự tôn sùng thần linh nữ tính. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa, lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người; Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hóa mang khuôn hình của người Mẹ. 

Những tài liệu văn bản ghi chép về các Thánh Mẫu thường xuất phát từ thần thoại, huyền thoại, chuyện kể dân gian, và đồng thời cũng có hiện tượng ngược lại là huyền thoại hóa, dân gian hóa các văn bản thần tích, thần phả. Các chuyện kể dân gian về ba vị Thánh Mẫu: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (Thủy) lưu truyền trong dân gian khá phong phú, sau này một số được ghi chép lại trong các sách cổ.

Tam phủ hay tứ phủ đều có Mẫu đệ nhất thiên tiên, Mẫu đệ nhị Địa tiên và Mẫu đệ tam Thủy tiên.

Tục thờ Mẫu Thủy - Ảnh 2.

Nhà nghiên cứu Văn hóa Phương Đông Nguyễn Quang Minh

Việc thờ Mẫu Thuỷ hiểu như thế nào?

Người ta không chỉ giải quyết việc tôn vinh về Mẫu Thủy mà còn phải mời được Mẹ. Người Mẹ trong văn hóa của người Việt mang một ý nghĩa vĩ đại, bao la, vô cùng rộng lớn. Họ ví nhân tố này to lớn như là biển cả, còn đối với những vùng xa xôi, những sông lớn người ta cũng ví như vậy - Sông Mẹ. Sông Hồng chảy từ Vân Nam qua Hà Nội để đổ ra biển được gọi là sông Cái (sông Mẹ).  

Thế nhưng có những điều đặc biệt ngay cả các cư dân ở trên sườn núi, nơi không có nguồn nước nào cả, họ sẽ dùng vôi trắng vẽ vào các khu vực mang tính biểu trưng.

Trong bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, mùa Đông thuộc Thủy, nhưng Thủy nằm ngoài biển thì đã có sẵn. Sát sông thì có sẵn Thủy. Vậy còn trên núi thì sao? Chính là cái vôi trắng, bởi vì vôi trắng do ảnh hưởng văn hóa người Á Đông, ngũ hành thuộc Kim. Theo ngũ hành thì Kim sinh Thuỷ, mùa Đông thuộc Thủy, bản thân ở trên núi đã có nước vô hình nhưng muốn nước vô hình đó về với từng gia đình, từng con người thì người ta dùng vôi trắng vẽ cây nêu, vẽ hình cánh cung, sơn 1 mét từ dưới gốc cây lên thân cây đó, bởi vì số 1 là đại diện của Thủy. 

Những đồng bào trên núi không thể có những dòng sông lớn, nhưng trước nhà họ dùng vôi quét chỉ số 1 mét, Kim sinh Thủy để Thủy đó sinh tài. Cái Sinh đó là sự biết ơn của con người về Mẹ đã về với từng gia đình, từng dòng họ, với cá nhân chiêu tài. 

Sau này, khi thấy cây ở các vùng đô thị cũng được quét vôi trắng, về mặt bản chất thì các tập tục này tương đối phổ biến trong các dân tộc. 

Việc sơn vôi trắng không thuần túy để trừ sâu bọ, mà điểm quan trọng là cái Thủy đó dưỡng tốt cho cây. Có những nơi không có nước, hoặc ít song chúng ta thấy cây đó vẫn sống tốt. 

Người ta liên hệ cái tươi tốt đó với canh tác nông lâm nghiệp, ngành này từ xưa đã quyết định nền kinh tế của cả một giai đoạn dài. 

Tục thờ Mẫu Thủy - Ảnh 3.
 

Chúng ta còn những tản mạn nhất định để dần dần hình thành nên việc tại sao ông cha chúng ta hàng năm, quan trọng nhất trong tất cả các tập tục tín ngưỡng, tôn vinh Mẫu Thủy. Những nhà tôn vinh những Mẹ Đất, mẹ Nước mới được cái sự chung thủy. Chung thuộc Thổ, thủy thuộc thủy. Nếu đã có chung thủy thì dòng họ đó, gia đình đó, cá nhân đó mới có thể phát triển từ đời này qua đời khác, dần dần hình thành văn hoá.

Nhiều khi chúng ta làm theo tính truyền thống, là sự mặc định những cái đã được chọn lọc, dần dần nó được đẹp lên, trở thành văn hoá hình thành qua các thời và tương ứng, tôn vinh của từng thời kỳ. Tại những nơi đẹp nhất, người ta dùng lồng đèn xung quanh, họ hát, mẹ đẹp, mẹ rạng rỡ, chỉ có mẹ rạng rỡ thì nhà đấy mới có sinh khí, chung thủy, nhìn thấy từ những bể non nước, nước thuộc Thủy, non thuộc Thổ. Do vậy, việc để mỗi một năm mới đến thì chào đón, tôn vinh nó gần như một tôn giáo vô thức vì đã ăn vào trong vô thức người Việt từ thuở hoang sơ. 

Với việc dùng nước để cúng tế, chúng ta vẫn thấy ở bất kỳ tập tục nào của người Việt bao giờ cũng phải có nước. Bất kỳ tập tục nào của chúng ta vào cuối năm, dịp quan trọng, trong các tín ngưỡng thường đều phải có cái này nó mới đạt được linh. 

Nhưng trong dịp đầu năm, việc hình thành các tập tục mẫu thủy đối với người Việt dựa theo từng cụm dân. Ví dụ cụm dân phía Bắc, miền Trung, miền Nam gồm tất cả đồng bào, về mặt cơ bản thì các tập tục đó đều liên quan, quan trọng đến các cuộc hành lễ để tôn vinh mẫu thủy. 

Nhiều tài liệu đã nói kỹ trong năm mới, đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi, muối trong ngũ hành là nước, nhưng cái muối đó còn thêm một chữ sâu đậm là bản chất quan trọng của người phụ nữ Việt. Ví dụ, quan họ Bắc Ninh đã nói rõ cái sâu đậm lòng người phụ nữ. Dân tộc Bana, Thái, Tày, Kinh cũng đều có những nồng thắm riêng, sự nồng thắm đó liên quan đến nước, nếu nước thủy chung thì ngôn ngữ ngay thẳng, nếu nước lên xuống thì âm thanh của người phụ nữ nơi đó cũng có những cung bậc, nếu nước chảy theo chiều ngang so với nơi ở thì đại đa số nói ngọng vần N bởi vần N thuộc thổ. 

Thường kéo rút một cái dây mà ngày xưa các thầy lang phải cho ngâm một loại lá, dây dưới lưỡi sẽ được mềm mại không bị cứng khi phát âm. Nó sẽ giữ chặt một cách vô hình, lưỡi bị cứng là do đó. Nếu như nước chảy theo chiều Tung, chiều dọc theo nơi ở thì thường ngọng chữ L. N, L có liên quan đến một đường kinh trong đường học ngày xưa. Người ta đã phải sửa cho các sĩ tử khi đỗ ông nghè, đỗ tiến sĩ sinh ở vùng mà nước thay đổi trạng thái đều được các thầy lang chữa. Do vậy chúng ta đôi lúc có vẻ như đang đưa những yếu tố mang tính thiết yếu thành một văn hoá.

Có lẽ chúng ta phải xét một cách khách quan khi những vùng sinh sống có con người trực tiếp ảnh hưởng nguồn nước, mẹ cao thì giọng cao còn mẹ béo thì giọng trầm. Các con người sinh sống tại nơi mẹ gầy mẹ béo đó liên quan đến các cấu chức ngôn ngữ bởi vì cấu trúc cơ thể có liên quan chặt chẽ đến môi trường khi mà họ sinh ra ở đó. 

Tục thờ Mẫu Thủy - Ảnh 4.
 

Rõ ràng từ liên quan này đối với tập tục của mọi người, đặc biệt nhất đối với người Việt nên việc để hàng năm chào đón và tôn vinh là việc quan trọng. Tất nhiên nó xuất phát từ nền văn minh lúa nước, gắn bó cả đời người, hết thế hệ này đến thế hệ khác, họ không tàn phá như chúng ta bây giờ, họ bảo vệ nó, gìn giữ nó. 

Nhưng trong bất kỳ việc hành lễ nào thì không thể thiếu được người Cha, tức là Lửa là Hỏa. Đã có Thủy thì phải có Hỏa, mời mẹ về nhưng phải có đèn nến, phải có hương hỏa. Hỏa đã trở thành học thuyết, được người Á Đông xây dựng. Có mẹ thì phải có cha, tức là có đất thì phải có nước, dù rằng chào đón người mẹ của quê hương, đất nước mình, nhưng không thể thiếu người cha. Từ những tín ngưỡng không thể thiếu lửa, không thể thiếu Hỏa khi chào đón Thủy. Trong cả nước đều có những tập tục thờ Mẫu Thủy. Ở phía Tây Hà Nội có 7 bà mẹ, và có một cái hồ - hồ Bảy Mẫu. Ngày xưa đối với những người buôn bán, họ thường ra đấy thả cá và lấy nước ở hồ Bảy Mẫu về. Họ coi đấy là cách mong muốn để phát tài phát lộc. 

Tập tục 3 ngày Tết không được quét rác bởi trong nhà vì là biểu trưng đang cuốn cái tài khí khi các mặt sàn của chúng ta đều biểu trưng cho dòng nước ảo. Nếu như một dòng nước suông thì nước vào tiền vào. Người ta muốn giữ tài khí cho gia đình, chứ không thuần túy chỉ là vấn đề vệ sinh. Vì trước khi đón Tết, nhà chúng ta đã được vệ sinh sạch sẽ, từ đó hình thành ý thức trong suốt 365 ngày, tâm ý này nhắc cho chúng ta ý thức lao động. 

Do giao lưu toàn cầu, người nước ngoài chung sống với chúng ta, văn hóa của họ khác chúng ta, nhưng cho đến giờ, từ người công nhân làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài, ý thức về văn hóa cá nhân trong suy nghĩ vẫn như thế, chỉ có điều nó được uyển chuyển theo thực tiễn của từng cá nhân và những yếu tố xây dựng lên nó. Người phía Bắc có bà mẹ vĩ đại nhất chính là sông Hồng, còn phía nam là sông Mê Kông. Hai bà mẹ vĩ đại biểu trưng cho dòng chảy cuộc sống, cho tính thủy chung, cho trách nhiệm của người mẹ đối với con cái của dân tộc.

Tác giả: Nhà nghiên cứu Văn hóa Phương Đông Nguyễn Quang Minh

 
 

Bài viết cùng chuyên mục

Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tuyển sinh 2021-1