Nước lành - nước dữ

Vì nước là biểu trưng của sự nghiệp, của tiền bạc, của địa vị và quyền lực. Trong thu nhập dòng tiền, biểu trưng là nước thì có lúc là dòng nước sạch, có khi là nước bẩn mà người phương Đông gọi là nước lành và nước dữ.

Nước lành - nước dữ - Ảnh 1.

Các lực lượng vật chất trên vỏ địa tầng trái đất thì nước chiếm hai phần ba. Biểu trưng cho sự hoàn thiện thế giới đã được ấn định hoàn chỉnh theo lẽ của tự nhiên. Khi con người xuất hiện từ buổi bình minh đến nay, nước và các biểu trưng của nó vẫn chiếm hai phần ba các ý nghĩa trong sự vận động chung của nhân loại. Khi xét về các dòng chảy, chúng ta lấy nước hay các kết quả của con người để xét về sự vận động của nó.

Nước lành - nước dữ - Ảnh 2.

Nhà Nghiên cứu Văn hóa phương Đông Nguyễn Quang Minh

Cấu trúc của nó có hai mặt về mặt triết học, tức là nước nguyên thủy về mặt trong sạch và bị vấy bẩn, cũng giống như dòng tiền chân chính và bất chính của con người. Điều này đã tạo nên vấn đề giữa thuận và nghịch thông thường do nhận thức và tri thức của bản thân mình. Nhưng còn một yếu tố nữa tạo nên sự thuận nghịch mà năng lực và nhận thức của con người không thể kiểm soát được. Do vậy, trong cuộc sống có những người do ngẫu nhiên phạm tội, hay phạm tội một cách vô thức, đến khi vỡ ra rằng bản thân đã phạm tội thì rất hối lỗi bởi không hiểu được lẽ thuận nghịch.

Vì vậy, trong tất cả các hình thái - người ta gọi là cửu cung trường khí - xác định được dòng nước lành hay dữ là rất quan trọng. 

Đầu tiên, phải bắt đầu từ cấu trúc, nghĩa là phải xem trung tâm nằm ở đâu. Người ta gọi là vị trí đương lệnh của 8 dòng nước vận động để tạo nên thế giới. Vị trí trung tâm đó được gọi là đương lệnh của thủy cục. ‘Thủy cục đương lệnh&; là một thuật ngữ quan trọng cho thấy muốn xã hội, nhân loại phát triển thì phải có thủy cục đương lệnh bằng nhận thức, những tài năng cần cù mới tạo nên những dòng nước đương lệ thuận, và trong thực tiễn, tài năng kết hợp với sự cần cù mới có thể đạt được những kết quả tốt đẹp. 

Quan niệm về phân bổ nguồn nước

Người xưa quan niệm, gốc nước do tử bạch cửu tinh vận hành. Sự hình thành không phải do các nhà phong thủy tự ý đặt ra mà căn cứ theo trạng thái của khí trường do sự vận động của trời đất phân bố trên mặt đất. 

Khí ở những phương vị khác nhau được dùng đánh giá các nguồn nước khác nhau. Sự phân bố của 9 sao chính là sự biểu hiện thống nhất của khí trường trên các phương vị khác nhau. 

Khí trường tự nhiên trên mặt đất ta nhìn không thấy, sờ không được nhưng khi con người ở một môi trường nào đó, qua các thể nghiệp của bản thân có thể cảm nhận được sự tồn tại của nó. 

Nếu chúng ta ví mặt đất như một sân vận động, khí trong sân không có bất kì vật gì thì khí tự nhiên phân bố đồng đều, mọi nơi đều có khí như nhau, giữa chúng không có sự khác biệt về chất và về lượng. Nhưng khi ta xây dựng các công trình trên sân vận động thì sự thống nhất của khí lập tức phát sinh biến đổi. Trung tâm của các công trình đó xuất hiện thiên tâm. Trong nhà xuất hiện các phương vị, bầu khí thống nhất ban đầu sẽ biến thành khí có phương vị. Ban đầu không có sự khác biệt về chất, về phương vị thì nay biến thành một khí trường có khác biệt về chất và phương vị. Khí trường này có liên quan đến các phương lành, dữ của nước.

Về các dòng chảy

Khí trường trong một công trình của một thành phố, một quốc gia do thiên tâm và 8 phương vị cấu thành gọi chung là ‘thất sắc cửu khí&; hoặc ‘ngũ khí cửu cung&;. Trong đó không thể thiếu một phương vị nào, không thể chỉ có 8 phương mà không có trung tâm. Hoặc chỉ có trung tâm mà không có 8 phương. Cũng không thể chỉ có 4 phương chính mà không có phương góc. Chúng liên hệ với nhau, nương tựa vào nhau mà tồn tại, hình thành môi trường thống nhất. Những khí trường này có một nguyên tắc là nước đi tới đâu thì khí dẫn tới đó, nước dừng ở đâu thì khí tự ở đó. Bàn về khí tức là chúng ta đang bàn về các dòng chảy. 

Thứ 2, khí trường thống nhất sẽ tùy theo tọa hướng của công trình mà phát sinh biến đổi. Nếu ngôi nhà ban đầu tọa Nam hướng Bắc thì khí trường trong nhà sẽ căn cứ theo phương vị tọa Nam hướng Bắc để phân bố. 

Khi công trình nhà đổi thành tọa Tây hướng Đông thì khí trường trong nhà sẽ thay đổi từ khí trường tọa Nam hướng Bắc sang khí trường tọa Tây hướng Đông. 

Nước lành - nước dữ - Ảnh 3.

Khí sắc phương vị trong nhà cũng phát sinh chuyển đổi phương vị. Các yếu tố thuộc nước cũng căn cứ theo sự vận hành trên để chúng ta suy luận và tính toán. 

Thứ 3, có tính thời vận. Vũ trụ vận động biến đổi không ngừng đối với khí trường trên mặt đất, tùy theo thời gian khác nhau mà chúng gây nên sự biến đổi khác nhau. Nói cụ thể là có sự biến đổi theo từng nguyên vận, đại vận, tiểu vận, niên vận, tháng, ngày, giờ. Các yếu tố trên đều có liên quan đến các dòng chảy. Các dòng chảy khi thu lại, khi tồn tại tạo thành sông, hồ hay các vùng đầm, cũng lấy nguyên tắc trên để tính toán. 

Thứ 4, một công trình có phương hướng cụ thể đã quyết định sự phân bố khí có tính chất âm dương và tính chất mê thuật ngược. 

Bốn đặc điểm này là đặc tính chủ yếu của khí tường trong một công trình.

Cách tiền nhân tìm nguồn nước lành dữ

Tử bạch cửu tinh vận hành theo quỹ tích của Lạc Thư. Sao nhập vào cung giữa là sao đương lệnh, sao ra khỏi cung giữa là sao thất lệnh. Sao sáp nhập trung cung là sao sinh khí. Ngày nay, người ta chia 3 loại sao này vào 2 nhóm là sao sinh vượng, nhóm khác là sao suy tử. Sao sinh vượng thường gọi là khắc tinh, sao suy tử còn gọi là hung tinh. 

Tâm của nước cũng căn cứ theo tử bạch cửu tinh để tính sự vận hành theo quỹ tích. 

Đó là các cách của tiền nhân tiền khắc nguồn nước lành dữ.

Nhiều vùng đất bị coi là vùng đất dữ, rừng thiêng nước độc, con người sống không khỏe mạnh, có thể hiểu như sau.

Theo cách chọn lọc của người xưa, đất nằm sát các dòng nước, nếu như dòng nước đó đối diện với hướng mở sang Đông Nam mà có một con đê lớn chặn lại sẽ tác động tới hướng của dòng nước. Đáng nhẽ, Thủy dưỡng Mộc nhưng Thổ - Thủy lại khắc nhau nên người ta cho đấy là đất dữ, nước dữ. Những người có mặt tại đó do được luyện tập hàng ngày, đã làm quen với môi trường thì sẽ không chết nhưng cũng không phát triển được, muốn phát triển được phải có sự cải tạo của con người. 

Thứ 2, những cửa sông, cửa biển, cửa nước được tương sinh ở các phương vị từ trường Trái Đất thì theo thông thường con người sẽ rất an nhàn, họ chỉ cần nỗ lực một thì sẽ có kết quả tới 10. Những nơi nghịch hướng thì kết quả sẽ ngược lại. Do vậy, phép tìm hướng vị phải tuân thủ cửu cung mới xác định được dòng nước lành hay dữ. 

Xét về góc độ khoa học hiện đại, các dòng chảy tác động rất nhiều đến tính chất của nước và của đất. Con người đã dựa vào đâu để có thể chế ngự điều này?

Nước lành - nước dữ - Ảnh 4.

Cho đến nay, khoa học hiện đại mới chỉ xác định được khoáng chất trong đất là do các cơn địa chấn bề mặt địa tầng Trái đất tạo nên. 

Tuy nhiên theo quan niệm của người Á Đông thì không phải vậy, họ cho rằng nước đi đến đâu thì khí đi đến đó. Chỉ khi nước tụt thì khí mới tụt. Khí ở đây bao gồm cả các khoáng chất. 

Như vậy, để tìm ra được mỏ khoáng chất thì phải tìm được dòng của khí. Đây là cách mà người xưa tìm vàng, tìm kim loại quý. Nơi tụ khí là nơi khoáng chất tập trung do dòng nước kéo theo mà thành. Đây cũng là tiền đề, cơ sở để người ta tìm ra những huyệt đạo quan trọng nơi chôn cất những hài cốt tụ khí. Bởi khoáng chất nhiều, vạn vật mới sinh sôi phát triển mạnh.

Việc hình thành và phát triển hưng thịnh của một cộng đồng được biểu hiện bằng việc xác định dòng nước lành, nước dữ của người lãnh đạo. Xác định các dòng nước không chỉ mang ý nghĩa về mặt vật chất mà còn mang ý nghĩa tìm ra nơi để vạn vật cùng phát triển tốt nhất. Nếu nó nghịch thì việc cải tạo thiên nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên do mật độ dân số trên toàn cầu mà nhiều quốc gia không thể lựa chọn được vùng đất có dòng nước lành hay dữ. Điều này đã tạo nên kết quả phát triển khác nhau của mỗi quốc gia. 

Năm 2023, năm Quý Mão nằm trong những năm cuối trong tiểu vận 8 - Bát Bạch Thổ Tinh, có một biện pháp bảo vệ sức khỏe. 

Nước muối thuộc Thủy, mà Thổ - Thủy khắc nhau thì người ta phải rửa nước muối nhạt ít nhất một lần mỗi ngày và đạt hiệu quả cao nhất là 9 lần nếu thành viên trong gia đình hay cộng đồng bị bệnh. 

Lý giải cho việc này, đây không chỉ thuần túy là sát trùng, bởi tiểu vận 8 của hạ nguyên thứ 28 có một công năng, nước muối có tương tác với mười mũi thần kinh trên các đầu ngón tay, đặc biệt là đầu ngón tay cái, nơi có công năng mạnh nhất trong cả bàn tay. Nhưng nếu chỉ ngâm 1 ngón tay thì công năng sẽ không tốt. Vì vậy, người ta phải nhúng cả bàn tay vào long thạch. Mỗi ngón tay cái phụ trách 3 đường kinh quan trọng, biểu trưng cho phổi và toàn bộ hệ thống hô hấp. Đó là nguyên lý mà tiểu vận 8 người ta đã áp dụng, chỉ có nước này mới có khả năng chữa chứ không phải bất kì một loại thuốc nào khác trên đời. Nó ngăn ngừa, phòng bệnh xâm nhập. Đây là kiến thức được đúc kết từ xa xưa để nay người ta áp dụng trong lĩnh vực y học ngày nay.

Tác giả:
Nhà Nghiên cứu Văn hóa phương Đông Nguyễn Quang Minh

Bài viết cùng chuyên mục

Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tuyển sinh 2021-1