Giếng cổ trong phố: Dòng văn hoá của đất Kinh Kỳ giữa lòng Thủ đô

Rải rác trong các con ngõ của một Hà Nội “ba sáu phố phường” nay vẫn còn những giếng khơi nước trong mát gợi nhớ lại những kí ức về Hà Nội xưa.

gieng co trong pho dong van hoa cua dat kinh ky giua long thu do
Cách đây khoảng hơn nửa thế kỷ về trước, những chiếc giếng khơi là một phần không thể thiếu của người dân Bắc Bộ nói chung và Hà Nội nói riêng, nó tạo nên nét "văn hóa giếng" mà chẳng nơi nào khác có được.

gieng co trong pho dong van hoa cua dat kinh ky giua long thu do
Ngày nay, giữa lòng Hà Nội vẫn tồn tại khoảng trên dưới chục chiếc giếng khơi như thế và vẫn được sử dụng đúng công năng, mục đích như ban đầu.

gieng co trong pho dong van hoa cua dat kinh ky giua long thu do
Một trong những giếng cổ vẫn còn được sử dụng nữa nằm ở cuối ngõ Hàng Chỉ. Ngõ Hàng Chỉ dài hơn trăm mét lại ẩn im lìm giữa phố Hàng Hòm nên ít ai biết đến, kể cả đối với không ít người Hà Nội.

gieng co trong pho dong van hoa cua dat kinh ky giua long thu do
Được biết cách đây ba năm, bà chủ một căn nhà trong ngõ Hàng Chỉ hơn 80 tuổi đã mở quán cà phê Giếng cổ. Khách tới thưởng thức cà phê vẫn thường muốn cà phê pha bằng nước giếng cổ.

gieng co trong pho dong van hoa cua dat kinh ky giua long thu do
Trải qua nhiều năm, nước giếng chưa bao giờ cạn, nước lại luôn trong và mát, vị ngọt, không lẫn mùi tanh của bùn hay sắt.

gieng co trong pho dong van hoa cua dat kinh ky giua long thu do
Giếng cổ  này vẫn tồn tại và sống cùng với bao thế hệ người tại con ngõ Hàng Chỉ từ xưa tới nay.

gieng co trong pho dong van hoa cua dat kinh ky giua long thu do
Đi sâu vào ngõ 86 phố Hàng Trống, có một chiếc giếng cổ rộng tới gần hai mét, là nguồn cung cấp nước cho cả phố suốt cho tới tận những năm đầu thế kỷ XXI, nhất là vào những ngày hè oi ả.

gieng co trong pho dong van hoa cua dat kinh ky giua long thu do
Cho đến nay, giếng này vẫn cho nước sạch nhưng người dân ở đây không sử dụng để ăn, uống, sinh hoạt nữa.
 
gieng co trong pho dong van hoa cua dat kinh ky giua long thu do
Người dân cho biết, do dân phố tăng lên, sân chung dần bị thu hẹp nhường chỗ cho các ngôi nhà. Sợ bờ giếng bị sụp nên các hộ dân trong số nhà này đã góp tiền mua gạch, xi măng xây be thành giếng vững chắc.

gieng co trong pho dong van hoa cua dat kinh ky giua long thu do
Giếng có đường kính lớn, nơi đây đã từng là không gian sinh hoạt chung của người dân phố cổ và tạo ra một không gian văn hoá giếng.

gieng co trong pho dong van hoa cua dat kinh ky giua long thu do
Bà Hoa (ngõ 86, Hàng Trống) cho biết thêm: "Có thể nói, giếng là nơi sinh hoạt chung của mọi người. Kể từ khi có nước máy thì giếng không còn được sử dụng nhiều nữa. Tuy nhiên, khi mất nước máy thì mọi người vẫn dùng nước giếng bình thường. Đến nay nước vẫn sạch, vẫn trong, không có mùi bùn hay mùi tanh sắt"

gieng co trong pho dong van hoa cua dat kinh ky giua long thu do
Những chiếc giếng cổ này từng gắn liền với đời sống và là nguồn sống duy nhất của nhiều thế hệ người dân phố cổ thời bao cấp.

gieng co trong pho dong van hoa cua dat kinh ky giua long thu do
Ông Nguyễn Văn Hùng (ngõ 86, Hàng Trống, Hà Nội) kể lại: "Giếng này đã có từ lâu lắm rồi. Năm nay tôi đã 70 tuổi, nhưng từ ngày còn nhỏ đã thấy giếng ở đó rồi. Từ ngày ấy đến nay, chưa bao giờ tôi thấy giếng cạn nước cả. Mà lạ lắm, giếng này mùa hè thì mát còn mùa đông thì lại ấm."

gieng co trong pho dong van hoa cua dat kinh ky giua long thu do
Ngày nay, nước giếng tại ngõ 86 Hàng Trống chủ yếu được dùng cho giặt giũ, rửa bát, thỉnh thoảng lắm khi mất nước mới dùng cho nấu nướng.

gieng co trong pho dong van hoa cua dat kinh ky giua long thu do
Giếng khơi trong số nhà 15 ngõ Phủ Doãn vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu. Thành giếng chủ yếu được xây bằng gạch đỏ. Qua thời gian, những viên gạch bị bào mòn, nhẵn bóng. Đường kính của chiếc giếng khoảng trên dưới 1m và sâu hơn 2m nhưng từ bao năm nay chưa bao giờ hết nước. Hiện nước giếng vẫn còn trong veo nên được nhiều người sử dụng làm nước sinh hoạt.

gieng co trong pho dong van hoa cua dat kinh ky giua long thu do
Ông Nguyễn Xuân Khôi (80 tuổi, ngõ Phủ Doãn) kể lại: "Giếng nhỏ và nông nhưng từ nhỏ đến nay tôi chưa bao giờ thấy giếng hết nước cả. Cả khu này cũng chỉ có một cái giếng này thôi. Nhớ lại ngày xưa, ngày ngày mỗi chiều là cả khu xóm lại xếp hàng để xách từng thùng nước giếng về dùng. Nước giếng ngày ấy trong lắm, bởi lúc ấy Hà Nội cũng chưa ô nhiễm như bây giờ, và người dân cũng rất có ý thức giữ gìn, bảo vệ giếng nước."

gieng co trong pho dong van hoa cua dat kinh ky giua long thu do
Giếng cổ giữa lòng phố cổ thực sự là một nét văn hóa, là một phần ký ức của đất Thăng Long Kinh Kỳ và cần được bảo tồn trong nhịp điệu sôi động của Hà Nội ngày nay. Có thể nói, những chiếc giếng giữ cho phố phường Hà Nội một nét lạ, nét riêng về thời đã xa. Chúng gợi ký ức về nét văn hóa làng xã một thời ở phố cổ Hà Nội mà nay đã dần bị quên lãng giữa nhịp sống hối hả của Thủ đô thời hiện đại.
 
Theo KHÁNH HUY/Báo Pháp luật & Xã hội

Bài viết cùng chuyên mục

Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tuyển sinh 2021-1