Băng Bắc Cực tan làm tăng tốc độ axit hóa ở Bắc Băng Dương

Bắc cực ấm lên nhanh hơn các nơi khác, làm băng tan và đẩy tốc độ axit hóa ở phía Tây Bắc Băng Dương cao hơn 3-4 lần so với các đại dương, tạp chí Science đưa tin.

Băng tan làm nước biển tiếp xúc với khí quyển, và đấy nhanh sự hấp thụ khí carbon dioxide (CO2) của khí quyển, hạ thấp độ kiềm và dung lượng đệm, do đó giảm mạnh độ pH, bài báo đăng trên tạp chí Science ngày 29/9 cho hay. Quá trình giảm độ pH trong nước biển do hấp thụ CO2 từ khí quyển chính là quá trình 'acid hóa đại dương'.

Kết luận trên được các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Địa cực và Biển tại Đại học Jimei, Trung Quốc và Trường Khoa học và Chính sách Hàng hải thuộc Đại học Delaware ở Mỹ nêu trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Science ngày 29/9.

"Trong các hệ thống đại dương khác, quá trình axit hóa đang được thúc đẩy do sự gia tăng carbon dioxide với mức khoảng 2 ppm trong khí quyển mỗi năm", ông Wei-Jun Cai, chuyên gia Hóa học biển tại Đại học Delaware và là một trong những tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh.

Băng tan khiến tốc độ axit hóa ở Bắc Băng Dương nhanh gấp 4 lần  - Ảnh 1.
Băng tan ở quần đảo Svalbard, Na Uy. (Nguồn: Anadolu Agency/Getty)

Nhóm các nhà khoa học đã tổng hợp dữ liệu về cacbonat đại dương thu thập được sau 47 chuyến đi tới Bắc Băng Dương từ năm 1994 đến năm 2020 để nghiên cứu chu trình cacbon ở Bắc Băng Dương sẽ thay đổi ra sao khi biến đổi khí hậu.

Băng tan khiến tốc độ axit hóa ở Bắc Băng Dương nhanh gấp 4 lần  - Ảnh 2.
Băng tan làm giảm khả năng chống axit hóa của nước biển. (Nguồn: Nasa/ZumaWire/Rex/Shutterstock)

Các nhà nghiên cứu dự báo độ pH sẽ còn tiếp tục giảm mạnh hơn nữa ở các vĩ độ cao hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái Bắc Cực.

Tác giả: Hoàng Long

Bài viết cùng chuyên mục

Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tuyển sinh 2021-1