Phụ nữ ở Ấn Độ đấu tranh để tiếp cận với nước

Với chị Suraj Prajapati ở bang Rajasthan khô hạn phía Bắc Ấn Độ, đấu tranh để tiếp cận nguồn nước sạch cần nhiều biện pháp đặc biệt, Reuters đưa tin.
Phụ nữ ở làng Ấn Độ đấu tranh để tiếp cận với nước  - Ảnh 1.
Những người phụ nữ lấy nước từ một bể nước công cộng ở làng Karansar, bang Rajasthan. Nguồn: Reuters

Mệt mỏi vì phải dành hàng giờ để lấy nước và tuyệt vọng để có đường ống nước dẫn về nhà, Prajapati, mẹ của hai con, và một nhóm hơn 10 phụ nữ khác ở cùng khu đã bắt đầu một cuộc thập tự chinh vào năm 2018. Có thời điểm họ thậm chí còn nhốt một lãnh đạo của làng cho đến khi ông đồng ý nói chuyện với chính quyền về các yêu cầu của họ.

Khoảng 200.000 người Ấn Độ chết mỗi năm do không được tiếp cận đầy đủ nước an toàn, Viện Nghiên cứu Quốc gia về Chuyển đổi Ấn Độ (NITI) Aayog, một tổ chức tư vấn của chính phủ, nêu trong một báo cáo năm 2018.

Trước khi có vòi trong nhà, những người phụ nữ thường phải bỏ tắm cách nhật và đi bộ dưới nắng nóng gay gắt để lấy nước về cho gia đình.

"Vì vậy, tất cả phụ nữ trong làng đã đến cùng nhau và nói với hội đồng làng về những thách thức mà chúng tôi đang phải đối mặt, và chỉ sau đó vấn đề của chúng tôi mới được giải quyết", Prajapati, 36 tuổi, nói.

Theo dữ liệu của chính phủ liên bang, hơn 52% trong số 191 triệu hộ gia đình của Ấn Độ được sử dụng nước máy tính đến ngày 30/8, tăng từ mức chỉ 16% vào tháng 8/2019, khi Thủ tướng Narendra Modi công bố kế hoạch cung cấp nước máy cho các hộ gia đình nông thôn.

Ba trong số 28 bang của đất nước đã kết nối tất cả các hộ gia đình với nguồn nước máy, và 15 bang khác đã đạt được hơn một nửa mục tiêu. Tuy nhiên, Rajasthan là một bang tụt hậu, với chỉ một phần tư trong số 10 triệu hộ gia đình nông thôn được kết nối, theo dữ liệu của chính phủ liên bang.

Sự phân đôi có thể nhìn thấy ở ngôi làng lân cận Karansar, một trong nhiều làng vẫn chưa có nước máy và nơi phụ nữ và các cô gái trẻ vẫn dành hàng giờ để mang chậu đi đi lại lại.

"Nếu bạn tính thời gian cô ấy phải đợi ở nguồn nước, những lần đi lại của cô ấy, thì cô ấy có thể dành tới sáu giờ mỗi ngày chỉ để lấy nước cho ngôi nhà của mình", Marije Broekhuijsen cho biết. Một chuyên gia vệ sinh môi trường tại UNICEF, nói với Reuters về tình hình ở Rajasthan.

Rajasthan là tiểu bang lớn nhất nằm ở phía Bắc Ấn Độ đã từng ghi nhận nhiệt độ cao nhất Ấn Độ, ở mức 51 độ C vào tháng 6/2019, phá vỡ mọi kỷ lục.

 

Tác giả: Nam Phương
Nguồn: Reuters

Bài viết cùng chuyên mục

Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tuyển sinh 2021-1