Thông tin truyền thông trong Đảm bảo Cấp nước an toàn

Hà Thắm 
Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam 
Nguyễn Trọng Dương 
Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường - Hội CTN VN

Công tác truyền thông về cấp nước và bảo vệ môi trường nói chung và Đảm bảo Cấp nước an toàn nói riêng đã được quan tâm từ lâu với các hình thức, phương tiện khá đa dạng, phần nào đã có tác động đến nhận thức của người dân, các đơn vị liên quan về tầm quan trọng của nước và vệ sinh môi trường đối với cuộc sống. Tuy vậy, công tác truyền thông chưa được duy trì thường xuyên, rộng rãi để trở thành hệ thống. Đảm bảo Cấp nước an toàn là trách nhiệm và đỏi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước, các bộ, ngành, doanh nghiệp và cả cộng đồng. Vì vậy hoạt động thông tin truyền thông trong Đảm bảo Cấp nước an toàn cũng phải là hoạt động xuyên suốt.

KHÁI QUÁT CHUNG

1. Bối cảnh truyền thông trong công tác bảo đảm cấp nước an toàn

- Các đơn vị cấp nước đã tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường, nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của nước sạch và bảo vệ MT, phối hợp với các Ban ngành địa phương liên quan để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước, tạo được niềm tin và sự đồng thuận của cộng đồng.

- Việc nâng cao chất lượng nước uống và dịch vụ cấp nước đã trở thành là mục tiêu  của các đơn vị khi thực hiện KHCNAT. Công tác truyền thông về CNAT trong thời gian qua đã được triển khai bước đầu tại hầu hết các đơn vị cấp nước và nhiều địa phương với những kết quả đạt được như sau:

+ Hầu hết các đơn vị cấp nước đã tổ chức được các chương trình đào tạo kiến thức, các đợt tập huấn về công tác xử lý nước và kiểm tra chất lượng nước cho các công nhân vận hành;  Tham quan, học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế; 

+ Các mô hình ghép đôi, kết nghĩa giữa các đơn vị cấp nước đã được triển khai.

+ Các chương trình truyền thông về bảo vệ nguồn nước cũng được các đơn vị cấp nước phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội triển khai thực hiện như: Chương trình tham quan công trình cấp nước cho học sinh phổ thông; Tổ chức hội thi “Tuyên truyền viên bảo vệ nguồn nước và MT”; Thi vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ nguồn nước cho thiếu nhi trên toàn tỉnh; Tổ chức tuần hành tuyên truyền bảo vệ nguồn nước…

Mặc dù đã bước đầu thực thi KHCNAT nhưng công tác truyền thông về CNAT chưa trở thành một chương trình toàn diện, triển khai có hệ thống bởi các nguyên nhân sau:

- Công tác truyền thông về CNAT lẽ ra phải được tất cả các cấp từ TW đến địa phương, đến các đơn vị cấp nước và cả cộng đồng triển khai thực hiện. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, đa phần tập trung tại các đơn vị cấp nước.

- Bên cạnh đó, công tác truyền thông về CNAT cũng chưa được thực hiện xuyên suốt, chủ yếu tại thời điểm khi các đơn vị bắt đầu triển khai KHCNAT. Trong khi đó, quá trình thực hiện CNAT là một quá trình xuyên suốt cần hoạt động truyền thông cũng phải bám sát đồng hành thì chưa thực hiện được.

- Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành và các đơn vị có liên quan, giữa các đơn vị cấp nước với nhau.

- Nguồn lực cho hoạt động truyền thông về CNAT còn hạn chế:

+ Cho đến nay hầu hết các đơn vị cấp nước đã xây dựng đội ngũ CNAT với trách nhiệm và quyền hạn cụ thể. Đội ngũ này do đơn vị cấp nước quyết định thành lập và hoạt động trong phạm vi do đơn vị cấp nước quản lý. Tuy nhiên, số lượng cán bộ chuyên môn cao trong các đơn vị chưa nhiều, đội ngũ cán bộ thực hiện CNAT chưa chuyên nghiệp, chưa được tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo nâng cao và phần lớn là kiêm nhiệm nên việc tổ chức triển khai nhiệm vụ CNAT chưa đồng bộ, hiệu quả.

+ Các BCĐ CNAT tại các địa phương hoạt động chưa thực sự hiệu quả, thiếu đội ngũ tuyên truyền viên. Hơn nữa, hoạt động của đội ngũ này cũng không được duy trì thường xuyên.

+ Kinh phí cho hoạt động truyền thông về CNAT còn hạn chế, không thu hút được các thành phần tham gia.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Số 1566/QĐ-TTg về Chương trình quốc gia bảo đảm CNAT giai đoạn 2016 – 2025, Chương trình đã nhấn mạnh phải đẩy mạnh công tác truyền thông về CNAT. Quyết định đã đưa ra quan điểm “Thực hiện CNAT là trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, đơn vị cấp nước và toàn thể cộng đồng” và những mục tiêu rất cụ thể: “Thực hiện bảo đảm CNAT nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng; bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đạt quy định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người”. Nhiệm vụ truyền thông về CNAT trong Quyết định còn nêu rõ “Xây dựng kế hoạch truyền thông về bảo đảm CNAT và triển khai thực hiện thông qua các hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng đối với sử dụng nguồn tài nguyên nước”. Vì vậy việc xây dựng và ban hành một Kế hoạch hành động truyền thông về nước sạch, bảo đảm CNAT là hết sức cần thiết, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chương trình quốc gia CNAT giai đoạn 2016 - 2025.

2. Mục tiêu và những nguyên tắc cơ bản trong truyền thông về bảo đảm cấp nước an toàn

Mục tiêu


- Truyền thông về CN & VSMT cần hướng đến nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của người dân về nước sạch, vệ sinh MT, vệ sinh cá nhân nhằm tăng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh MT nông thôn. 

- Truyền thông về CNAT hướng đến mục tiêu chú trọng phòng ngừa, quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng; bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đạt quy định góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người, bảo đảm đạt được các chỉ tiêu đặt ra trong Chương trình quốc gia CNAT giai đoạn 2016 - 2025. 

Vì vậy truyền thông về CNAT phải bảo đảm được những nguyên tắc cụ thể như sau:

Những nguyên tắc cơ bản

Truyền thông bảo đảm CNAT phải hướng đến giáo dục hành động, thay đổi hành vi của cộng đồng

- Nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng; bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đạt quy định.

- Cần truyền thông đến tất cả các đối tượng, thành phần trong xã hội chung tay thực hiện CNAT, biết cách bảo vệ nguồn nước, bảo vệ HTCN; Các nhà máy sản xuất cung cấp nước sạch phát triển và ứng dụng công nghệ tiến bộ trong xử lý nước; Kiểm soát chặt chẽ được các rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong hệ thống; bảo đảm chất lượng đường ống an toàn đối với nguồn nước; Xây dựng, cải tạo, mở rộng quy mô, nâng công suất nhà máy nước, phát triển mạng lưới phân phối nước sạch; Tăng áp các khu vực nước yếu…

Nội dung các thông tin về CNAT phải chuẩn xác, rõ ràng và thực tế

- Việc xây dựng Kế hoạch truyền thông về CNAT cần dựa trên những nghiên cứu hoặc khảo sát đánh giá cơ bản, ví dụ như nghiên cứu về kiến thức - thái độ - Thực hành của người dân đối với tài nguyên nước, nước sạch, vệ sinh MT. Các thông điệp và tài liệu truyền thông cần được thử nghiệm kỹ với những nhóm đối tượng nhất định trước khi xuất bản và phổ biến rộng rãi nhằm bảo đảm ngôn ngữ, minh họa và hình thức phù hợp, hấp dẫn, đồng thời thông điệp gửi đi được nắm bắt một cách dễ dàng và đúng đắn. Các đối tượng cần được hướng đến trong truyền thông được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1. Các đối tượng cần được hướng đến trong công tác truyền thông
 
STT Đối tượng Nội dung thông tin truyền thông
1 Khách hàng sử dụng nước - Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, giữ gìn vệ sinh MT bảo vệ MT nước, chung tay bảo vệ mạng lưới đường ống cấp nước, kịp thời báo cáo khi có sự cố xảy ra gây thất thoát, mất nước; Không xả chất thải bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, mất cảnh quan, làm phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm như: sốt xuất huyết, các bệnh về đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, đồng thời gây khó khăn và làm tăng kinh phí cho hoạt động xử lý nước.
- Không tùy tiện tác động đến đường ống cấp nước, đồng hồ đo nước tại hộ gia đình, hoạt động xây dựng tránh làm vỡ đường ống cấp nước gây thất thoát nước sạch.
2 Hoạt động nông nghiệp - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách khoa học, không vứt bao bì hoặc đổ thuốc bảo vệ thực vật còn dư xuống nguồn nước.
- Chất thải của hoạt động chăn nuôn cần được thu gom, xử lý, không tùy tiện thải ra MT, nguồn nước.
3 Hoạt động công nghiệp, cơ sở y tế, cơ quan, trường học, giao thông đường thủy, khai thác khoáng sản - Sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ MT.
- Không xả các chất thải, dầu mỡ trên các dòng sông khi tham gia giao thông đường thủy.
- Xử lý chất thải, nước thải, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra MT.
4 Giao thông - Không làm biến dạng hoặc hư hỏng đường ống cấp nước trong quá trình xây dựng, gây mất nước.
5 Cơ sở sản xuất, cung cấp  nước sạch - Khảo sát, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật tại khu vực thượng nguồn.
- Khai thác nguồn nước hợp lý, giảm thiểu tối đa việc khai thác nước ngầm;
- Xây dựng, cải tạo, mở rộng quy mô, nâng công suất nhà máy nước, phát triển mạng lưới phân phối nước sạch; Tăng áp các khu vực nước yếu và vùng xa, tăng cường năng lực của các trạm bơm tăng áp.
- Áp dụng công nghệ xử lý nước an toàn, tiên tiến; sử dụng đường ống truyền dẫn bảo đảm số lượng, chất lượng, chuyển đổi các ống truyền dẫn cũ sang ống mới, từng bước loại bỏ các ống sử dụng vật liệu sắt, thép trên mạng cấp.
- Quản lý chặt chẽ công tác vệ sinh, khử trùng các tuyến ống sau khi sửa chữa, lắp đặt mới. Định kỳ vệ sinh súc xả các tuyến ống còn lại trên mạng cấp. Chú ý đấu nối hệ thống van xả kiệt cuối các tuyến ống dài, ít người sử dụng.
- Xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống máy móc, cơ sở vật chất thường xuyên;
- Kiểm soát chặt chẽ những sự cố xảy ra trong quá trình vận hành, có biện pháp khắc phục kịp thời, bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ áp lực và chất lượng đạt quy định đến người dân;
6 Đơn vị thoát nước và xử lý nước thải - Xây dựng hệ thoát nước đạt tiêu chuẩn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thoát nước, tránh thâm lậu nước thải vào nước sinh hoạt.
- Xây dựng, mở rộng quy mô, công suất, áp dụng công nghệ tiến bộ, thân thiện với MT cho các nhà máy xử lý nước thải.
- Chỉ xả ra MT khi nước thải đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép.
 
- Cần làm cho mọi người hiểu được: nước sạch là một loại sản phẩm, hàng hóa đặc biệt, phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người và phát triển kinh tế - xã hội; CNAT góp phần tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ MT và hướng tới phát triển bền vững; Thực hiện CNAT là trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, đơn vị cấp nước và toàn thể cộng đồng.

Truyền thông phải gắn liền với các đối tượng cụ thể và có các thông điệp phù hợp

- Có thể triển khai hoạt động truyền thông theo các đối tượng chủ thể. Đồng thời, cần chú ý áp dụng những kế hoạch truyền thông phù hợp với từng nhóm thành phần đối tượng tham gia, nhất là phù hợp về trình độ văn hóa, học vấn và kinh tế.

Bảng 2. Các thông điệp truyền thông
 
Đối tượng Nội dung có liên quan Thông điệp
Các cơ quan quản lý:
Bộ xây dựng, các Bộ ban ngành có liên quan, chính quyền địa phương các cấp, Hội Cấp thoát nước Việt Nam
- Xây dựng, ban hành kế hoạch truyền thông về CNAT, hỗ trợ thực hiện thành công Chương trình CNAT giai đoạn 2016 - 2025.
- Viết sổ tay Kế hoạch truyền thông về CNAT, hướng dẫn các đơn vị thực hiện.
- Truyền thông là một trong những biện pháp để thực hiện thành công KHCNAT.
- Truyền thông phải đồng hành xuyên suốt trong quá trình thực hiện KHCNAT.
- Truyền thông cần phải được đầu tư, chú trọng nhiều hơn nữa về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về kinh phí và nguồn nhân lực.
Đơn vị cấp nước:
Đơn vị sản xuất và cung cấp nước sạch, vận hành HTCN
- Phối hợp với các ban, ngành, chính quyền địa phương tổ chức các đợt ra quân vận động người dân vệ sinh nguồn nước xung quanh; Tuyên truyền người dân có ý thức sử dụng nước sạch tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ HTCN; Tuyên truyền người dân về tầm quan trọng của nước sạch và CNAT.
- Phối hợp với các trường tiểu học, trung học trên địa bàn tổ chức các cuộc tham quan, học tập tại các cơ sở nhà máy sản xuất nước sạch.
- Nước sạch là một phần thiết yếu và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tài nguyên nước có hạn và đang ngày càng cạn kiệt.
- Để sản xuất ra 1m3 nước sạch cần nhiều chi phí và chi phí này sẽ còn tăng thêm nếu an ninh nguồn nước không được bảo đảm vì sự cạn kiệt và ô nhiễm.
- Quy trình sản suất nước sạch rất phức tạp. Để có nước sạch chảy đến từng hộ gia đình cần bảo đảm từ nguồn nước khai thác (cả khối lượng và chất lượng) cho đến công đoạn xử lý tại nhà máy, khâu quản lý vận hành và qua một hệ thống truyền dẫn được đầu tư công phu, chất lượng. Vì vậy cần sử dụng tiết kiệm, bảo vệ hệ thống cung cấp nước sạch, không làm thất thoát nước.
Khách hàng/ người sử dụng nước
 
Giao thông thủy; Dân cư xả nước thải; Công nghiệp xả nước chưa qua xử lý; Các hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản gây ô nhiễm; Biến động MT do hồ đập chứa nước trên thượng lưu; Nông nghiệp tưới tiêu, chăn nuôi gia súc ven sông hồ… - Giao thông đường thủy chú ý không xả rác thải, dầu máy trên sông làm ô nhiễm nguồn nước.
- Hoạt động khai thác khoáng sản làm hoà tan, rửa lũa các thành phần chứa trong quặng và đất đá, các chất thải rắn, các kim loại nặng, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên,… làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như cư dân dọc theo nguồn nước xả thải bừa bãi, không qua xử lý, hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn sẽ tác động làm thay đổi dòng chảy, làm ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh nguồn nước, gây khó khăn, áp lực, tốn kém cho hoạt động khai thác và xử lý nước sinh hoạt.
- Nông nghiệp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước.
- Việc xây dựng các hồ dập thủy điện phía thượng nguồn làm thay đổi dòng chảy cũng như mực nước trên các con sông, ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước cấp cho các nhà máy sản xuất nước sạch.
- Không làm biến dạng hoặc hư hỏng đường ống cấp nước trong quá trình xây dựng, gây mất nước, thất thoát nước sạch, không đủ áp lực, thâm lậu nước thải bên ngoài…
- Tất cả người dân cùng nhau hỗ trợ đơn vị cấp nước phát hiện các mối nguy hại xảy ra trên đường ống để đơn vị cấp nước kịp thời xử lý.

Rút kinh nghiệm từ các sáng kiến truyền thông về Nước sạch Vệ sinh MT để áp dụng vào cho KHCNAT

- Các hoạt động và mô hình truyền thông có sự tham gia của cộng đồng, hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về sử dụng nước sạch và VSMT cần được áp dụng và nhân rộng phù hợp với điều kiện của từng đơn vị, hoàn cảnh của từng địa phương. 
- Ví dụ: Các mô hình truyền thông trong trường học, Chiến dịch truyền thông với sự hỗ trợ của Đại sứ Thiện chí, các chương trình lồng ghép với hoạt động của các tổ chức xã hội như: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh…

Vận dụng các loại hình truyền thông đa dạng

- Mỗi loại hình truyền thông đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, do vậy trong hoạt độngtruyền thông cần sử dụng phối hợp nhiều loại hình truyền thông khác nhau, chú trọng phương pháp truyền thông trực tiếp tại cộng đồng theo các nhóm đối tượng.
- Truyền thông đại chúng: Tập trung vào phổ biến chính sách; nâng cao nhận thức về nước sạch, vệ sinh MT; bảo vệ nguồn nước, củng cố các thông điệp về CNAT; Giới thiệu các mô hình điểm, các tổ chức và cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ nguồn nước, CNAT.
- Truyền thông bằng tài liệu in ấn: nhằm nâng cao nhận thức về sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, bảo vệ HTCN, các hành vi vệ sinh MT; Cập nhật thông tin, kết quả sau một thời gian thực thi KHCNAT… để mọi người thấy được hiệu quả, những tác động tích cực đến đời sống mà KHCNAT mang lại.
- Trực tiếp tư vấn: vận động người dân bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm; Hỗ trợ các đơn vị sản xuất và cung cấp nước sạch các giải pháp về công nghệ trong khai thác, xử lý, quản lý vận hành và phân phối nước sạch một cách khoa học, hiệu quả.
- Các hình thức truyền thông đại chúng khác: như lễ mít tinh, lễ phát động, lễ ra quân làm sạch MT, nguồn nước tại địa phương; Phát động hội thi vẽ tranh, chụp ảnh, làm phim ngắn về nước sạch, Hội thi sáng kiến hay về tiết kiệm nước, hội thi tay nghề giỏi cho cán bộ, công nhân kỹ thuật trong quản lý vận hành nhà máy cấp nước… nhằm tạo điểm nhấn và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng khác nhau và đông đảo cộng đồng.

Áp dụng các loại hình truyền thông phù hợp với đối tượng và địa bàn thực hiện

- Ưu tiên áp dụng các phương pháp truyền thông có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn và từng nhóm đối tượng.
- Ví dụ: Đối với nhóm khách hàng sử dụng nước: cần tuyên truyền cho họ về quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng khi được sử dụng nước an toàn, hỗ trợ đơn vị cấp nước phát hiện các mối nguy hại xảy ra trên đường ống để đơn vị cấp nước kịp thời có biện pháp xử lý.
- Ưu tiên sử dụng hình ảnh và tầm ảnh hưởng của đại sứ thiện chí nước sạch và vệ sinh MT trong các sản phẩm truyền thông nhằm tăng sự chú ý của người dân và tầng lớp học sinh.

Tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan và quan hệ đối tác

- Việc phối hợp giữa Bộ Xây dựng, Bộ NNPTNT, Bộ Y tế, Bộ TN và MT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, các Bộ Ngành có liên quan khác, Hội Cấp thoát nước Việt Nam trong công tác truyền thông sẽ góp phần thực hiện KHCNAT một cách toàn diện nhất.
- Trong các kế hoạch truyền thông về CNAT rất cần có sự hợp tác giữa các địa phương trong việc phối hợp bảo vệ các lưu vực sông, nguồn nước khai thác…
- Việc kết nghĩa giữa các đơn vị cấp nước sẽ góp phần thúc đẩy việc học tập, phổ biến các sáng kiến, chia sẻ kinh nghiệm trong việc lập và thực hiện KHCNAT, chống thất thoát thất thu nước sạch.
- Các bên liên quan kêu gọi sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ hơn giữa các ban ngành, cơ quan quản lý, tổ chức tài trợ và tổ chức chính trị xã hội. 

Trong công tác truyền thông vê KHCNAT cần chú ý hơn nữa đến đối tượng là Khách hàng / Người sử dụng

- Chú ý truyên truyền KHCNAT đến người sử dụng / khách hàng dùng nước rằng: Nước máy là một loại thực phẩm đặc biệt, tác động trực tiếp đến sức khỏe con người vì vậy cần được cả xã hội quan tâm, khách hàng sử dụng nước cần phải trở thành những người tiêu dùng thông thái, ý thức sâu sắc được quyền lợi và cả trách nhiệm của mình đối với nguồn nước.
- Về quyền lợi: được sử dụng nguồn nước an toàn, phòng tránh được các loại bệnh do nguồn nước kém chất lượng gây ra, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao.
- Về trách nhiệm: Bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm, bảo vệ HTCN, kịp thời thông báo các sự cố xảy ra, tuyên truyền cho những người xung quanh cùng hiểu, nâng cao ý thức về nước sạch và CNAT.

Bảo đảm kinh phí cho hoạt động truyền thông

- Để các hoạt động truyền thông của KHCNAT được triển khai có hiệu quả, các đơn vị thực hiện CNAT cần phải bảo đảm phân bổ kinh phí thỏa đáng cho nhu cầu truyền thông và có sự phối hợp giữa các ngành để tránh trùng lặp và lãng phí. 
- Công tác truyền thông về CNAT trước hết là nhiệm vụ của các đơn vị cấp nước và sau đó là của cơ quan quản lý và toàn thể cộng đồng. Vì vậy kinh phí để thực hiện công tác truyền thông trước hết phải huy động từ các đơn vị cấp nước, sau đó đến ngân sách Nhà nước. Ngoài ra cần huy động nguồn lực từ các nhà tài trợ, các tổ chức trong và ngoài nước cùng với sự đóng góp của tư nhân và toàn thể cộng đồng.
- Tuy nhiên, để hoạt động truyền thông về CNAT phát triển xuyên suốt và bền vững, cần kiến nghị Nhà nước đưa bổ sung thêm kinh phí cho hoạt động truyền thông vào giá nước sạch.

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

1. Nội dung

Các phương tiện thông tin có thể được huy động phục vụ truyền thông cho Chương trình bảo đảm CNAT rất phong phú, đa dạng. Mỗi một phương tiện lại có những điểm mạnh riêng. Cần vận dụng linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh để phát huy tối đa được các điểm mạnh đó, hoặc kết hợp nhiều phương tiện để đạt hiệu quả cao nhất.

- Công văn
- Thông báo
- Thông cáo báo chí
- Các tin bài, chương trình truyền thông đại chúng trên báo (báo viết, báo điện tử…), đài phát thanh,tivi, hệ thống màn hình tại các quảng trường, các trục đường chính, siêu thị, thang máy…
- Pano, áp phích, các khẩu hiệu tập huấn
- Các sự kiện tuyên truyền (meeting, diễu hành, lễ ra quân, văn nghệ quần chúng, lễ hội, biểu diễn)
- Hội thảo, tọa đàm, …
- Câu lạc bộ
- Các cuộc thi và giải thưởng, bình bầu, triển lãm
- Đường dây nóng, hộp thư góp ý…
- Các chiến dịch truyền thông: với sự tham gia của nhiều bên, nhiều công cụ và kênh truyền thông, lồng ghép các nội dung và có thể phát triển thành một phong trào.
- Lồng ghép các hoạt động truyền thông vào các cuộc hội họp, hộp nghị, tập huấn, các cuộc nói chuyện của các đoàn thể quần chúng như Hội Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi…

2. Huy động các phương tiện truyền thông

Phương thức huy động truyền thông được trình bày trong bảng 3.

Bảng 3. Phương thức huy động truyền thông
 
Phương tiện truyền thông Đối tượng tham gia Nội dung Đơn vị tổ chức và nguồn kinh phí
Tập huấn Tập huấn tuyên truyền viên CNAT Cán bộ nhân viên đơn vị cấp nước - Phương pháp truyền thông, cơ sở cách xây dựng chương trình truyền thông về nước sạch và VSMT.
- Hướng dẫn tuyên truyền và giám sát các hộ gia đình trong quá trình thực hiện những cải thiện về nước sạch và VSMT.
Đơn vị cấp nước
Tập huấn cho người sử dụng Người dân - Ý thức giữ gìn vệ sinh MT, bảo vệ nguồn nước.
- Cách sử dụng nước tiết kiệm
- Những tình huống có thể làm hư hỏng, vỡ đường ống nước sạch, tắc nghẽn đường ống thoát nước.
- Những nguy cơ có thể làm ảnh hưởng đến HTCN tại hộ gia đình.
Chính quyền địa phương
(Ngân sách)
 
Tập huấn cho các sở ban ngành Cán bộ, nhân viên các Sở, ban ngành - Các văn bản, quy định về KHCNAT.
- Các công cụ đánh giá CNAT.
- Các tiêu chuẩn về CNAT.
Ngân sách
 
 
 
Tập huấn cho các CTCN
 
 
Lãnh đạo, cán bộ tại các CTCN
 
 
- Các văn bản, quy định về KHCNAT.
- Tập huấn nâng cao cho cán bộ chủ chốt về đối phó nguy hại và khắc phục sự cố CNAT.
- Đào tạo quy trình vận hành chuẩn cho công nhân vận hành HTCN.
- Tập huấn sử dụng công cụ bảo đảm chất lượng
- Sử dụng và hiệu chỉnh các thiết bị kiểm soát chất lượng nước.
- Tập huấn về kỹ thuật lắp đặt, sửa chữa, vận hành.
- Tập huấn sử dụng Sổ tay Hướng dẫn thực hiện KHCNAT
Các nguồn tài trợ, của Đơn vị cấp nước và Ngân sách
Tổ chức sự kiện
 
Các sự kiện quốc gia Toàn dân - Ngày Nước thế giới, Ngày MT Thế giới, Diễn đàn, Triển lãm công nghệ CNAT, Sự kiện Vietwater… làm tăng thêm nhận thức cho cộng đồng trên diện rộng.
-  Nhân dịp sự kiện quốc gia có thể phát động phong trào thi đua liên quan đến bảo vệ nguồn nước, các sáng kiến, ý tưởng công nghệ…
Ngân sách,
Hội CTN Việt Nam,
Các nguồn tài trợ
Các sự kiện tại đơn vị cấp nước Cán bộ, công nhân viên Công ty/ đơn vị cấp nước - Ví dụ: Hàng năm tổ chức tuần hành tuyên truyền bảo vệ nguồn nước. Phòng Dịch vụ khách hàng, Đoàn TN của đơn vị cấp nước
Tổ chức Họp báo
 
  Chương trình, Dự án, Cơ quan thực hiện KHCNAT, các phóng viên, nhà báo TW và địa phương, báo ngành… - Quảng bá các chủ trương, kết quả thực hiện CNAT.
- Thông tin, phổ biến, nhân rộng các sáng kiến, mô hình về CNAT, bảo vệ nguồn nước.
- Lắng nghe những phản hồi từ người dân
Ngân sách nhà nước, các Dự án về CNAT, Hội CTNVN, Các nguồn tài trợ
Tổ chức đối thoại
 
Các cuộc họp tại các cơ quan đơn vị Cán bộ, nhân viên đơn vị cấp nước - Triển khai thực hiện KHCNAT tại đơn vị cấp nước
- Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm sau một thời gian thực hiện CNAT
Đơn vị cấp nước
Các cuộc họp cộng đồng, kết hợp buổi nói chuyện của các tổ chức Hội Phụ nữ, Hội CCB, Thanh niên… Cộng đồng,  các tuyên truyền viên, các tổ chức xã hội - Tuyên truyền các chủ trương, kế hoạch và cách thức thực hiện CNAT.
- Lắng nghe ý kiến của cộng đồng, trao đổi, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân thực hiện CNAT.
- Chia sẻ kinh nghiệm
- Biểu dương điển hình người tốt, việc tốt, nhân rộng mô hình hiệu quả
Đơn vị cấp nước, nhà nước, Chính quyền địa phương và Ngân sách địa phương
 
Hội thảo, Hội nghị, Tọa đàm
 
  Cán bộ các sở, ban, ngành, tổ chức đang thực hiện KHCNAT - Bàn bạc, lấy ý kiến về các cách thức triển khai các chính sách, quy định về CNAT
- Các tiêu chí đánh giá CNAT
- Tổng kết, đánh giá các bước thực hiện KHCNAT, định hướng triển khai các bước tiếp theo.
- Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét
Ngân sách nhà nước,
Các nguồn tài trợ, dự án về CNAT
Lập diễn đàn Trên báo địa phương Báo tỉnh - Tổ chức một trang hay một cột báo về nước sạch trên các tuần báo, nhật báo.
- Phụ trương về CNAT trên các trang báo địa phương
Chính quyền địa phương,
Đơn vị cấp nước
Trên các kênh truyền hình, truyền thanh Đại truyền hình truyền thanh TƯ, địa phương - Thành lập chuyên mục tuyên truyền về CNAT
- Tổ chức giao lưu giữa các nhóm khán - thỉnh giả về nước sạch, VSMT.
Đơn vị cấp nước, Đài truyền hình truyền thanh TW, địa phương, Ngân sách nhà nước
Trên website Hội CTN Việt Nam Hội CTN Việt Nam - Đưa các chủ trương, quyết định, nghị định về CNAT vào mục Chính sách ngành.
- Thường xuyên cập nhật các thông tin triển khai KHCNAT.
- Lưu trữ và chia sẻ các tham vấn, biện pháp thực hiện, các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá cũng như kết quả thực hiện KHCNAT.
-  Bổ sung vào Web một Chuyên mục CNAT để thông tin hoạt động, chia sẻ kinh nghiệm, tham vấn ý kiến về Mẫu Sổ tay CNAT, về Công cụ đánh giá bảo đảm an toàn cấp nước.
Hội CTN Việt Nam, Các nguồn tài trợ
Các cuộc thi, giải thưởng Các cuộc thi quốc gia Tất cả các bên liên quan -  Vẽ tranh, chụp ảnh, làm phim, thi hát, viết truyện thiếu nhi, thi tuyên truyền viên về đề tài nước sạch và VSMT, thi sáng kiến hay, tay nghề giỏi…
- Trưng bày, triển lãm ảnh, phát sóng các bộ phim, xuất bản, phát hành sách, xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng gương điểm hình, sáng kiến hay.
Nhà nước, các nguồn tài trợ
Các cuộc thi cấp ngành Tất cá các bên liên quan Thi chụp ảnh và triển lãm ảnh: Nước cho cuộc sống Hội CTN Việt Nam
Các nguồn tài trợ
Các cuộc thi tại đơn vị doanh nghiệp Cán bộ, công nhân viên doanh nghiệp, đơn vị cấp nước - Vẽ tranh, chụp ảnh, làm phim, thi hát, viết truyện thiếu nhi, thi tuyên truyền viên về đề tài nước sạch và VSMT, thi sáng kiến hay, tay nghề giỏi…
- Trưng bày, triển lãm ảnh, phát sóng các bộ phim, xuất bản, phát hành sách, xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng những gương điển hình, các sáng kiến hay.
Đơn vị cấp nước,
Doanh nghiệp khác
Phổ biến Sổ tay Tuyên truyền viên về CNAT   Các chuyên gia và các nhà quản lý, - Soạn thảo Sổ tay.
- Tổ chức Hội thảo, giới thiệu, phổ biến Sổ tay.
- Tập huấn hướng dẫn áp dụng Sổ tay.
Hội Cấp thoát nước Việt Nam, nguồn tài trợ khác

Bảng 4 Tóm lược các hình thức tiếp cận cá nhân, theo nhóm hoặc đại chúng có thể áp dụng cho các hoạt động truyền thông về bản đảm CNAT.
 
Cá nhân Nhóm Đại chúng
- Gặp trực tiếp
- Thăm hỏi gia đình
- Gọi điện thoại
- Viết thư / email
- Tự học hỏi  hoặc được tư vấn
- Sử dụng các mô hình trực quan, tranh ảnh, áp phích…
- Thuyết trình Nhóm
- Hội họp thảo luận
- Tham quan công trình
- Tiểu phẩm kịch / hài kịch
- Thao diễn / Làm thí điểm / Tuần hành vận động
- Sử dụng các mô hình trực quan, tranh ảnh, áp phích…
- Phân phát và sử dụng các ấn phẩm, tờ rơi, tranh, lịch…
- Bản tin, báo chí, trang mạng
- Truyền thanh, truyền hình
- Thông báo
- Biểu ngữ, khẩu hiệu,
- Mít tinh, tuần hành vận động
 
(Trích trong Đề tài cấp Bộ Xây Dựng: Biên soạn Sổ tay Cấp nước An toàn  - Mã số: RD 65 - 16)
 

Bài viết cùng chuyên mục

Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tuyển sinh 2021-1