Bước ngoặt trong quản lý nước ở Singapore

 
Một trong những bước ngoặt tuyệt vời trong chiến lược về nước của Singapore không gì hơn là đập Marina Barrage. Năm 1987, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã đưa ra khả năng một ngày nào đó sẽ xây con đập ở cửa sông để tránh nước biển xâm nhập đồng thời sẽ trữ nguồn nước ngọt, biến toàn bộ dòng sông thành một hồ chứa lớn của Singapore. Tầm nhìn chiến lược của ông đã trở thành sự thật. Vào năm 2008, sau gần 20 năm, đập Marina Barrage đã chính thức hoàn thành là lưu vực lớn nhất ở Singapore, cùng với 16 hồ chứa khác chiếm tới 2/3 tổng diện tích của quốc đảo này.
 

Đập Marina Barrage

Đập Marina Barrage đã được thiết kế với nhiều mục đích khác nhau. Đập bao gồm hồ chứa, cung cấp khoảng 10% nhu cầu về nước của quốc gia. Ngoài ra, con đập này còn có cơ chế kiểm soát lũ lụt – cho phép xả nước lũ và bảo vệ các tuyến đường thủy khỏi sự ảnh hưởng của thủy triều. Và hơn thế nữa, con đập Marira Barrage ngày nay còn được biết đến là khu vực vui chơi giải trí nổi tiếng. Đây cũng là ý tưởng trong thiết kế ban đầu xây dựng đập.

Cựu cố vấn cao cấp của Cơ quan quản lý nước quốc gia Singapore (PUB) kiêm Giám đốc dự án phát triển đập Marina Barrage - Yap Kheng Guan đã từng nói “Chúng tôi không muốn nó chỉ là một công trình chức năng, chúng tôi muốn nó phải là nơi mà con người có thể tới và là công trình kỷ niệm cho những gì chúng tôi muốn làm cho đất nước Singapore”.

Đập Marina Barrage là ví dụ cho tư duy phát triển các công trình về nước phục vụ đa mục tiêu cho các lợi ích của cộng đồng. Điều này đòi hỏi cách tiếp cận đa ngành khi các cơ quan khác như Cơ quan tái phát triển đô thị và Ban Công viên quốc gia cũng được tham gia vào để tạo ra tính thẩm mỹ và kiến trúc cần thiết nhằm phục vụ lợi ích, không gian cho cộng đồng.  

Thanh Huyền (dịch)

 

businesstimes.com.sg

Bài viết cùng chuyên mục

Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tuyển sinh 2021-1