Hội thảo "Giải pháp công nghệ và quản lý nước - Kinh nghiệm nhìn từ Phần Lan, Thụy Điển và các đối tác quốc tế"

Mới đây, Viện Nghiên cứu CTN&MT – Hội CTN Việt Nam phối hợp Công ty CTN Lâm Đồng tổ chức Hội thảo "Giải pháp công nghệ và quản lý nước – kinh nghiệm nhìn từ Phần Lan, Thụy Điển và các đối tác quốc tế" vào sáng ngày 19/10 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Hội thảo "Giải pháp công nghệ và quản lý nước – kinh nghiệm nhìn từ Phần Lan, Thụy Điển và các đối tác quốc tế" vào sáng ngày 19/10 tại thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng

Hội thảo "Giải pháp công nghệ và quản lý nước – kinh nghiệm nhìn từ Phần Lan, Thụy Điển và các đối tác quốc tế" vào sáng ngày 19/10 tại thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng

Sáng 19/10/2023, tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, thực hiện kế hoạch đào tạo công nghệ mới trong cấp thoát nước và xử lý nước thải, Viện Nghiên cứu Cấp Thoát nước và Môi trường (NC CTN&MT) – Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam phối hợp Công ty CTN Lâm Đồng đã tổ chức Hội thảo "Giải pháp công nghệ và quản lý nước – kinh nghiệm nhìn từ Phần Lan, Thụy Điển và các đối tác quốc tế".

Tham gia hội thảo có bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Viện trưởng Viện NC CTN&MT; Ông Nguyễn Hùng Cường, Tổng Giám đốc Công ty CTN Lâm Đồng; Ông Bùi Tiến Dũng, Phó Giám đốc Công ty CP Nước sạch Vĩnh Phúc; Ông Nguyễn Đình Tôn, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP nước sạch Bắc Ninh; đại diện Hội nước Hungary, Hội nước Phần Lan, Trung tâm nghiên cứu về nước khu vực Châu Á (CARE), Trường Đại học Đà Lạt và lãnh đạo, các cán bộ kỹ thuật đến từ các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

Hội thảo "Giải pháp công nghệ và quản lý nước - Kinh nghiệm nhìn từ Phần Lan, Thụy Điển và các đối tác quốc tế" - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hùng Cường, Tổng Giám đốc Công ty CTN Lâm Đồng phát biểu

Phát biểu tại hội thảo, Ông Nguyễn Hùng Cường, Tổng Giám đốc Công ty CTN Lâm Đồng cho biết: "Với mong muốn xây dựng ngành Nước ngày càng vững mạnh, tiên tiến, trong đó có ngành Nước Việt Nam và khu vực Tây Nguyên, hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ những kinh nghiệm quý báu từ Phần Lan, Thụy Điển và các đối tác quốc tế".

"Hội thảo sẽ mở ra những hướng đi tích cực cho các công ty học hỏi và quản lý rủi ro hiệu quả hơn", Ông Nguyễn Hùng Cường nhấn mạnh.

Nhiều công nghệ, giải pháp tiên tiến

Theo GS. Nguyễn Phước Dân, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Trung tâm nghiên cứu về nước khu vực Châu Á (CARE), hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, khái niệm NBS được nhiều nước, đặc biệt là các nước ở Châu Âu nghiên cứu và áp dụng trong quản lý nước đô thị bền vững.

Hội thảo "Giải pháp công nghệ và quản lý nước - Kinh nghiệm nhìn từ Phần Lan, Thụy Điển và các đối tác quốc tế" - Ảnh 2.

GS. Nguyễn Phước Dân trình bày tham luận

"Đối với giải pháp này, các nhà nghiên cứu sẽ đưa tính đa dạng sinh học vào các đô thị thông qua sự kết nối giữa mảng xanh đô thị mặt nước và cảnh quan đô thị. NBS được đánh giá mang lại hiệu quả về chi phí, lợi ích môi trường xã hội và tăng khả năng phục hồi mảng xanh đô thị và quản lý nước. Thông qua các giải pháp này, tiết kiệm tài nguyên và hỗ trợ hệ sinh thái cho địa phương", GS. Nguyễn Phước Dân nhấn mạnh

GS. Nguyễn Phước Dân cho biết thêm một trong những giải pháp NBS trong quản lý nước đô thị đang được nghiên cứu tại Trường ĐH Bách Khoa chính là Ứng dụng bãi lọc không bão hòa tre. Theo đó, ứng dụng này sử dụng tre – loại thực vật bản địa có khả năng hấp thụ CO2 rất tốt với khả năng phát triển nhanh để hình thành lớp lọc xử lý nước thải, chế biến thực phẩm và tái sử dụng nước thải tưới tiêu.

Hội thảo "Giải pháp công nghệ và quản lý nước - Kinh nghiệm nhìn từ Phần Lan, Thụy Điển và các đối tác quốc tế" - Ảnh 3.

Ông Bùi Tiến Dũng, Phó Giám đốc Công ty CP Nước sạch Vĩnh Phúc trình bày tham luận

Bên cạnh tham luận về NBS, công nghệ Bộ cập tầng chứa nước ngầm có kiểm soát (MAR) cũng được giới thiệu trong phần trình bày của ông Bùi Tiến Dũng, Phó Giám đốc Công ty CP Nước sạch Vĩnh Phúc.

Ông Bùi Tiến Dũng cho biết: "Turku từng phải chịu tình trạng thiếu nước và chất lượng kém. Tuy nhiên, từ năm 2011, hoạt động sản xuất nước ngầm bổ cập nhân tạo được bắt đầu thực hiện thay thế các nhà máy nước cũ sử dụng nước sông để sản xuất đã mang lại những kết quả nhất định".

"Phương pháp MAR mang lại sản lượng sản xuất lớn gấp 10 lần so với quá trình hình thành nước ngầm tự nhiên. Có rất ít tác động đến môi trường xung quanh và khôi phục tác động đối với mực nước ngầm", ông Bùi Tiến Dũng nhấn mạnh.

Hội thảo "Giải pháp công nghệ và quản lý nước - Kinh nghiệm nhìn từ Phần Lan, Thụy Điển và các đối tác quốc tế" - Ảnh 4.

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Viện trưởng Viện NC CTN&MT phát biểu

Đối với công nghệ xử lý nước thải, ví dụ về nhà máy Viikinmaki thu hút sự chú ý của nhiều đại biểu. Theo đó, đây là nhà máy xử lý nước thải lớn nhất khu vực Bắc Âu. Tất cả hệ thống xử lý nước thải đều được xử lý dưới lòng đất để tận dụng diện tích đất đại đô thị, bố trí cảnh quan không bị giới hạn môi trường xung quanh và loại bỏ mùi hôi và tiếng ồn giúp tiết kiệm chi phí cho các nhà máy.

Theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Viện trưởng Viện NC CTN&MT, các công ty nước Phần Lan chỉ sử dụng 30% công suất và tự động hóa hoàn toàn thông qua hệ thống trạm bơm đầu vào, sàng lọc, lắng bùn, sơ cấp, thứ cấp,…

Đặc biệt, tối ưu hóa cân bằng năng lượng và tác động biến đổi khí hậu tại các nhà máy xử lý nước thải đặc biệt được quan tâm. "Nhiệt và điện dư thừa từ nhà máy Viikinamaki được sử dụng tại trạm xử lý nước sạch gần đó; đồng thời lắp đặt thêm các tấm pin năng lượng mặt trời; giảm phát thải khí nhà kính thông qua hoạt động tối ưu hóa kiểm soát quy trình", bà Hạ Thúy Hạnh cho biết.

Cũng tại hội thảo, đại diện Hội nước Hungary và Phần Lan đã chia sẻ những công nghệ tiên tiến trong xử lý nước như công nghệ sinh học xử lý nước thô thứ cấp, thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu.

Từng bước thu hẹp "khoảng cách"

Bên cạnh các giải pháp nghiên cứu được trình bày, đại diện các công ty cấp thoát nước đã cùng nhau trao đổi những khó khăn, hạn chế trong quá trình cung cấp và xử lý nước.

Ông Bùi Tiến Dũng, Phó Giám đốc Công ty CP Nước sạch Vĩnh Phúc cho biết, "Ở Turku, tổng chiều dài đường ống truyền tải là khoảng 100km, nhà máy ở khu vực tương đối cao để dẫn nước về cung cấp cho đô thị. Trong khi đó ở Việt Nam, ví dụ xa nhất là Hà Nội cũng chỉ lấy nguồn nước từ Sông Đà với khoảng cách 5,7km".

"Khó có nhà máy nào ở Việt Nam đảm bảo được chi phí thực hiện như các mô hình được trình bày", ông Dũng bày tỏ quan ngại.

Hội thảo "Giải pháp công nghệ và quản lý nước - Kinh nghiệm nhìn từ Phần Lan, Thụy Điển và các đối tác quốc tế" - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Đình Tôn, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP nước sạch Bắc Ninh phát biểu

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Đình Tôn, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP nước sạch Bắc Ninh cho biết Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn khi so sánh với các nước trên thế giới. Ông Nguyễn Đình Tôn đề xuất Viện NC CTN&MT tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn tại Nhật Bản, Hàn Quốc để các công ty học hỏi kinh nghiệm trong thời gian tới.

Hội thảo "Giải pháp công nghệ và quản lý nước - Kinh nghiệm nhìn từ Phần Lan, Thụy Điển và các đối tác quốc tế" - Ảnh 6.

Hội thảo "Giải pháp công nghệ và quản lý nước – kinh nghiệm nhìn từ Phần Lan, Thụy Điển và các đối tác quốc tế" vào sáng ngày 19/10 tại thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng

Kết luận hội thảo, bà Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Viện trưởng Viện NC CTN&MT đánh giá cao các tư liệu, tham luận khoa học trình bày tại hội thảo; đồng thời bày tỏ mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa để Viện tiếp tục tổ chức các hoạt động đào tạo ý nghĩa.

"Hội thảo là dịp để các Công ty nước có điều kiện học hỏi, chia sẻ thông tin và áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ mới từ quốc tế nhưng vẫn phải phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Ứng dụng giải pháp công nghệ nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường". 

Khiêm Anh

Bài viết cùng chuyên mục

Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tuyển sinh 2021-1