Phát biểu thảo luận về Dự án Luật Xây dựng sửa đổi, Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng, việc sửa Luật Xây dựng lần này cần có một chương về nước sạch sinh hoạt với các quy định đầy đủ về lựa chọn khu vực lấy nước, nhà máy xử lý, vận chuyển, công tác bảo vệ nguồn nước, bổ sung chỉ tiêu mới, công nghệ mới nhất bảo đảm chất lượng nước; bảo đảm an ninh an toàn, vệ sinh về nước sinh hoạt...
Liên quan đến an ninh an toàn vệ sinh nước sinh hoạt, Đại biểu Nguyễn Anh Trí nhắc lại sự việc mới đây, hàng triệu người tại Hà Nội phải uống nước nhiễm dầu thải từ nguồn nước sông Đà và biết đâu còn nhiều chất ô nhiễm khác nữa.
Theo Đại biểu, vụ việc gióng lên hồi chuông khẩn thiết để có hành động căn cơ, đồng bộ, kịp thời nhằm ngăn chặn sự lặp lại của những sự việc đáng tiếc tiếp theo. Sau sự việc này, mặc dù các cơ quan chức năng đã có động thái tích cực, kịp thời như đi kiểm tra rà soát các công trình cung cấp nước song điều này chưa đủ mà chỉ mang tính đối phó khi sự cố xảy ra.
Qua nghiên cứu, đại biểu cũng cho rằng tại Luật Xây dựng hiện hành, các quy định về nước sinh hoạt là vô cùng mờ nhạt; các Nghị định của Chính phủ về lĩnh vực này quy định chế tài chưa nghiêm khắc, chưa đủ mạnh nên khó đưa vào cuộc sống.
Liên quan đến an ninh an toàn vệ sinh nước sinh hoạt, Đại biểu Nguyễn Anh Trí nhắc lại sự việc mới đây, hàng triệu người tại Hà Nội phải uống nước nhiễm dầu thải từ nguồn nước sông Đà và biết đâu còn nhiều chất ô nhiễm khác nữa.
Theo Đại biểu, vụ việc gióng lên hồi chuông khẩn thiết để có hành động căn cơ, đồng bộ, kịp thời nhằm ngăn chặn sự lặp lại của những sự việc đáng tiếc tiếp theo. Sau sự việc này, mặc dù các cơ quan chức năng đã có động thái tích cực, kịp thời như đi kiểm tra rà soát các công trình cung cấp nước song điều này chưa đủ mà chỉ mang tính đối phó khi sự cố xảy ra.
Qua nghiên cứu, đại biểu cũng cho rằng tại Luật Xây dựng hiện hành, các quy định về nước sinh hoạt là vô cùng mờ nhạt; các Nghị định của Chính phủ về lĩnh vực này quy định chế tài chưa nghiêm khắc, chưa đủ mạnh nên khó đưa vào cuộc sống.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) phát biểu thảo luận
Do đó, đại biểu nhấn mạnh, việc sửa Luật Xây dựng lần này cần có một chương về nước sạch sinh hoạt với các quy định đầy đủ về lựa chọn khu vực lấy nước, nhà máy xử lý, vận chuyển, công tác bảo vệ nguồn nước, bổ sung chỉ tiêu mới, công nghệ mới nhất bảo đảm chất lượng nước; bảo đảm an ninh an toàn, vệ sinh về nước sinh hoạt…
“Tai nạn nước nhiễm bẩn xảy ra, người dân dùng nước bẩn có thật rồi, vậy xin đừng chậm chễ, bỏ qua cơ hội sửa Luật lần này”, đại biểu nói.
Từ 1/1/2018 không còn chuyện phạt công trình vi phạm cho tồn tại
Về cắt ngọn công trình xây dựng, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) ủng hộ sự nghiêm khắc trong xử lý sai phạm công trình xây dựng vi phạm và mong nội dung này sẽ được đưa vào Luật Xây dựng sửa đổi.
Theo đại biểu, xử lý sai phạm xây dựng cắt ngọn công trình là không nên vì nhiều lý do trong đó có lý do cơ bản trong đó làm hỏng kết cấu công trình, nguy hiểm nếu sử dụng phần còn lại.
“Thực ra đây cũng là dạng phạt cho tồn tại, rất dễ phát sinh tiêu cực. Tôi đề nghị sửa luật để ngăn chặn sớm, triệt để phát sinh các sai phạm. Công tác kiểm tra xây dựng cần được quy định sao cho nếu có sai phạm biết liền, xử lý ngay, đừng để muộn mới ra lệnh cắt ngọn” – Đại biểu Trí nói.
Cũng theo Đại biểu Trí, cử tri còn đề nghị nếu có công trình xây dựng sai thì trước hết phải kỷ luật những người có trách nhiệm đã để xảy ra sai phạm. Chúng ta hy vọng từ nay trở đi sẽ không có biện pháp cắt ngọn công trình vi phạm nữa.
Về quản lý TTXD, giải trình làm rõ hơn ý kiến Đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho rằng, ngoài pháp luật về xây dựng, hoạt động xây dựng còn chịu sự điều chỉnh của nhiều luật khác như Luật Thanh tra, Luật Xử lý vi phạm hành chính…
Theo Bộ trưởng, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý TTXD. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định thí điểm thành lập Đội Quản lý TTXD đô thị trực thuộc UBND quận huyện ở một số địa phương để nâng cao hiệu quả quản lý TTXD. Dự kiến sau khi tổng kết đánh giá về việc này sẽ có kiến nghị với Quốc hội để điều chỉnh pháp luật có liên quan.
"Chính phủ đã ban hành Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động về đầu tư xây dựng. Theo đó, từ 1/1/2018 không còn chuyện phạt cho tồn tại, tất cả các công trình vi phạm giấy phép xây dựng đều bị cưỡng chế, tháo dỡ" - Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh.
Theo báo An ninh thủ đô