Diễn đàn ngành nước Đức Việt: Tăng cường hợp tác trong cuộc cách mạng ngành nước 4.0

Trong khuôn khổ Sự kiện Triển lãm VIETWATER 2017 tạ TP.HCM, ngày 8/11/2017 đã diễn ra Diễn đàn ngành nước Đức Việt về Tăng cường hợp tác trong cuộc cách mạng ngành nước 4.0 do Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Hiệp hội Hợp tác ngành nước Đức (GWP) phối hợp tổ chức.

Diễn đàn thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ Bộ Xây dựng, Đại sứ quán Đức, GWP,GIZ, VWSA và các doanh nnghiệp ngành nước của Đức và Việt Nam.
 

Ông Cao Lại Quang - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây Dựng, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam và ông Wolfgang Maning - Phó Đại sứ quán Đức đã dành thời gian tham dự và có bài phát biểu tại diễn đàn.

Diễn đàn được tổ chức nhằm cập nhật cho các đại biểu xu hướng và sự phát triển ngành nước của Đức và Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng ngành nước 4.0, sự hợp tác của hai quốc gia trong lĩnh vực này tại thời điểm hiện tại và tương lai, đồng thời tạo điều kiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối giữa các tổ chưc, công ty hoạt đôngh trong lĩnh vực cấp thoát nước của Đức và Việt Nam.
 

Phát biểu tại Diễn Đàn, Ông Cao Lại Quang – Chủ tịch VWSA cho biết: Cách mạng 4.0 là một vấn đề rất lớn, mang tính toàn cầu, một xu thế tất yếu mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tốc độ, hiệu quả để rút ngắn khoảng cách phát triển.

Những năm gần đây, ngành Cấp thoát nước Việt Nam cũng đã và đang tập trung ưu tiên hơn cho việc thu hút các nguồn lực cho đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt đang đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ mới như sử dụng các công nghệ thông tin, kỹ thuật số, hệ thống quản lý Scada, các công nghệ sinh học, tiết kiệm năng lượng… Tuy nhiên mức độ tiếp cận, sẵn sàng cho cuộc cách mạng 4.0 vẫn còn ở mức thấp.
 

Do vậy Diễn đàn ngành nước với chủ đề Cuộc cách mạng 4.0 là cơ hội tuyệt vời cho ngành nước Việt Nam, cho các doanh nghiệp Hội Cấp thoát nước Việt Nam được tiếp cận, được nhận thức rõ hơn, sâu hơn về xu thế tất yếu của Cuộc cách mạng 4.0 về thời cơ, những cơ hội, những khó khăn, thách thức đối với ngành nước Việt Nam.
 
Theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới:

"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".

Như vậy có thể hiểu, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.

Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.

Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.

Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á.
 
Hà Thắm - Dương Diễm

Bài viết cùng chuyên mục

Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tuyển sinh 2021-1