VWSA tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Khóa V

Ngày 28.6.2016, tại Trụ sở Công ty CP Cấp nước Phú Thọ, Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Khóa V để tổng kết hoạt động của Hội trong 6 tháng đầu năm 2016 và bàn về một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016. Hội nghị do ông Cao Lại Quang, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam chủ trì. Xin được dẫn toàn văn Báo cáo tóm tắt của Ban Thường vụ tại Hội nghị vừa qua.


 
BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016 VÀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2016

PHẦN I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM

Căn cứ Nghị quyết Ban Chấp hành Hội Cấp thoát nước Việt Nam số 02/QĐ-HCTNVN ngày 26 tháng 2 năm 2016 tại Tp. Nha Trang, T. Khánh Hòa. Sáu tháng đầu năm Hội đã triển khai nhiều hoạt động, mà tập trung vào môt số hoạt động chính sau:

1. Tham gia xây dựng thể chế chính sách

- Trong những tháng đầu năm trướctình hình diễn biến thiên tai phức tạp gây hạn hán tại khu vực Miền trung Tây Nguyên và xâm nhập mặn tại Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thiên tai đã gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội, cuộc sống sinh hoạt người dân, trong đó có các đơn vị cung cấp nước sạch. Thường trực Hội đã họp mở rộng, mời thêm các đồng chí từ các Bộ ngành có đánh giá, đề xuất một số các giải pháp ứng phó với xâm ngập mặn. Thường trực Hội đã giao nhiệm vụ cho các Chi hội, các Ban tiếp tục theo dõi cập nhật báo cáo đề xuất các giải pháp ứng phó, chủ động hỗ trợ giúp đỡ các đơn vị có khó khăn.

- Thường trực Hội cũng đã triệu tập họp mở rộng tại Sóc Trăng, cùng với các ban chuyên môn, Viên nghiên cứu CTN và MT, các Chi hội, đại diện Cục Hạ tầng BXD và một số các đơn vị Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long bàn về các giải pháp ứngphó với xâm ngập mặn và đề xuất ý kiến về dự án liên vùng tại Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hội đã tham khảo ý kiến của các đơn vị Hội viên, các nhà khoa học, tổng hợp ý kiến kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước xem xét tính khả thi của dự án cấp nước liên vùng cho Đồng Bằng Sông Cửu Long.

- Hội tiếp tục có ý kiến tham gia xây dựng thể chế chính sách, tư vấn phản biện các chiến lược mục tiêu quốc gia liên quan đến lĩnh vực cấp thoát nước góp ý dự thảo tờ trình và Quyết định phê duyệt Chương trình Quốc gia đảm bảo cấp nước an toàn giai đoạn 2016 – 2025 của Bộ Xây dựng, qui hoạch phương án dự án nước liên vùng…

- Hội đã tham gia đóng góp ý kiếntrong công tác phòng chống úng ngập tại Hà Nội.

- Thường trực Hội đã giao Ban Chính sách phát triển tiếp tục nghiên cứu có ý kiến cho công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp cấp nước với Chính phủ.

- Hội đã phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều buổi tập huấn về chính sách mới cho các Hội viên.

2. Lĩnh vực khoa học công nghệ

- Đối với Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long bị xâm nhập mặn, Hội đã giao cho Viện, Ban KHCN và các Chi hội tiếp tục nghiên cứu tìm giải pháp kịp thời ứng phó với nhiễm mặn, giúp các đơn vị khắc phục khó khăn. Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ lọc nước mặn, điển hình như công nghệ lọc nano, sử dụng trạm cấp nước di động để kịp thời cung cấp cho người dân trong khu vực thiếu nước ngọt, giải pháp tận dụng nguồn nước mưa.

- Viện nghiên cứu CTN và MTđang thực hiện 4 đề tài nghiên cứu (1 đề tài đã nghiệm thu cấp cơ sở, 1 đề tài năm 2016 sẽ kết thúc, 2 đề tài đang được triển khai) liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Viện tham gia nhiều hội thảo liên quan lĩnh vực khoa học công nghệ.

- Hội đã phối hợp với Công ty CP Nhựa Tiền phong tổ chức hội thảo giới thiệu về các công nghệ mới tại trong sản xuất đường ống phục vụ ngành nước.

- Hội đang làm việc với các Hội nước Quốc tế tổ chức liên kết ghép đôi giữa các doanh nghiệp để học hỏi kinh nghiệm đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ mới.

3. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ 3 dự án do Đức tài trợ, Dự án Hiệp hội nâng cao ngành nước Đức (DIVIWSA), Tư vấn hệ thống dạy nghề (TVET), Chương trình quản lý nước thải của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), trong 6 tháng đầu năm Hội đã tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các đơn vị Hội viên. Cụ thể, Hội đã tổ chức được 13 khóa học với sự tham gia của 741 học viên. Trong đó có 8 lớp tổ chức tại Miền Bắc với sự tham gia của 435 học viên, 2 lớp tổ chức tại Miền Trung với 57 học viên, 3 lớp tổ chức tại Miền Nam với 249 học viên.Trong 13 lớp được thực hiện 6 tháng đầu năm 2016, có 5 lớp trực tiếp do Trung ương Hội tổ chức với sự hỗ trợ của Dự án DEVIWAS, 2 lớp do Trung ương Hội phối hợp với trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị tổ chức với sự hỗ trợ của Dự án GIZ - WMP và 2 lớp tự tổ chức không qua tài trợ (1 lớp tự mở và 1 lớp phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý Xây dựng và Đô thị) và 5 lớp còn lại có sự phối hợp giữa Trung ương Hội với các Chi hội và hội viên dưới sự tài trợ của Dự án DEVIWAS; trong đó Chi hội cấp nước miền Nam 1 lớp; Chi hội Cấp nước Miền Trung và Tây Nguyên 2 lớp và Học viện Cán bộ Quản lý Xây dựng và Đô thị 1 lớp.

- Nội dung đào tạo bồi dưỡng khá đa dạng, tất cả các nội dung chương trình đào tạo đều gắn với yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp. Vì vậy, hầu hết các khóa học được các học viên đánh giá cao về kiến thức, kỹ năng, rất bổ ích cho các học viên.Trong 13 khóa học có 5 lớp về đối thoại thoại chính sách, 6 lớp về kỹ năng quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, 2 lớp về bồi dưỡng giảng viên nguồn.

- Ngoài các chương trình đào tạo do phía Đức tài trợ, Hội tiếp tục phối hơp với trường Đại học Xây dựng Hà Nội và trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Xây dựng Miền Tây và Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị tổ chức các lớp đại học tại chức chuyên ngành cấp thoát nước.

- Phối hợp với “Hợp phần 3 - Đào tạo nghề trong lĩnh vực xử lý nước thải” (TVET - CHLB Đức) tiến hành khảo sát, nắm bắt nhu cầu đào tạo cho nhân viên đang làm việc tại hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở Việt Nam. Tổ chức Hội thảo tư vấn xây dựng chương trình đào tạo nâng cao ngắn hạn cho ngành xử lý nước thải tại Việt Nam với sự tham gia của khoảng 50 đại diện lãnh đạo từ các công ty xử lý nước thải, các cơ sở đào tạo.

4. Lĩnh vực Hợp tác Quốc tế

- Hội tiếp tục duy trì các mối quan hệ quốc tế với các tổ chức như Hội nước Úc, GIZ, Hội Hợp tác ngành nước Đức (GWP), Nhật Bản, Singapor, Myanma, tập trung chủ yếu vào sự hỗ trợ về khoa học công nghệ, hợp tác công tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trao đổi học hỏi kinh nghiệm chuyên ngànhvới quốc tế và khu vực. Cụ thể Hội đã bảo trợ Hội nghị nước Quốc tế 2016 tại Myanma,tổ chức EU Business Avenues (tổ chức được tài trợ vốn bởi EU) nhưđăng tải các thông tin hình ảnh của Hội nghị trên Website của Hội.

- Hội đã tổ chức đoàn tham dự Triển lãm và Hội thảo Ngành nước Châu Á 2016 tại Malaysia, và Hội thảo và Triển lãm Ozwater2016 tại Úc. Tại Úc, Hội đã đến tham quan dự án tiêu biểu về quản lý tuần hoàn nước, hai bên đã trao đổi về tình hìnhthực trạng và các hoạt động ưu tiên hỗ trợ ngành nước tại Việt Nam như dự kiến triển khai hoạt động ghép giữa các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Úc, bước đầu đã có sự trao đổi sơ bộ về danh sách các đơn vị tham gia ghép đôi. Ngoài ra, hai bên cũng đã trao đổi về kinh nghiệm đặc tính mô hình quan hệ đối tác công tư (PPP), dự kiến bước đầu thí điểm tại Công ty CP Cấp nước Sơn La.

- Hội đã thamgia nội dung đôn đốc giai đoạn 2 của dự án DEVIWAS đến nay đã được Chính phủ chấp thuận. Có thể nói vai trò vị thế của Hội ngày càng được khẳng định đối với các tổ chức quốc tế.

5. Về hoạt động của Chi hội

- Các Chi hộivẫn tiếp tục cónhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả, đặc biệt là Chi hội Cấp nước Miền Bắc và Miền Nam. Tuy nhiên, một số Chi hội hoạt động vẫn còn trầm như Chi hội thoát nước Miền Bắc, Miền Trung.

- Một số Chi hội vẫn duy trì tốt các hoạt động nhưphối hợp tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức khoa học mới, hội thảo công nghệ, học hỏi kinh nghiệm trong việc áp dụng các tiến bộ KHKT, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, vận hành, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hoạt động từ thiện. Đặc biệt là Chi hội Cấp nước Miền Nam và Miền Bắc đã hỗ trợ một số đơn vị khó khăn do ngập mặn.

- Các Chi hội đã hưởng ứng lời kêu gọi của Thường trực Hội chủđộng hỗ trợ giúp đỡ những đơn vị gặp khó khăn như Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng..

6. Về hoàn thiện, nâng cao năng lực và cơ sở vật chất của Hội

- Thường trực Hội đã tiếp thuý kiến đóng góp của các đồng chí trong Ban chấp hành hoàn thiện và ban hành các Quy chế, Quy định và gửi đến các Chi hội, các Ban chuyên môn để cập nhật, theo dõi, triển khai thực hiện.

- Hội luôn quan tâm đến việc phát triển các hội viên mới, gửi thư mời gia nhập hội đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước, số hội viên mới tăng thêm trong 6 tháng đầu năm là 7 hội viên.

- Hội đã bổ sung 2 cán bộ cho Hội để triển khai mảng đào tạo và hợp tác quốc tế.

- Về việc điều chỉnh Hội phí đã được thống nhất tại Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 2 tại Nha Trang, giảm thu hội phí đối với các văn phòng đại diện nước ngoài, giữ nguyên đối với một số các doanh nghiệp, điều chỉnh tăng đối với một số doanh nghiệp lớn, Hội đã thông báo mức hội phí cụ thể đến từng các đơn vị Hội viên, tính đến nay đã có 51% số hội viên nộp hội phí.

- Thực hiện Nghị Quyết đại hội V và Nghị quyết BCH lần thứ 2 Khóa V về việc đầu tư cơ sở vật chất của Hội trong đó có việc đầu tư trụ sở, với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và sự ủng hộ nhiệt tình của các đơn vị Hội viên, tháng 5 năm 2016 Hội đã chính thức ký hợp đồng thuê mua trụ sở. Đây là một việc lớn và có ý nghĩa quan trong đối với sự phát triển của Hội.

Về tồn tại:

Tuy đạt được nhiều kết quả song vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục.

- Hoạt động của một số Ban, Chi hội chưa đồng đều, thiếu chuyên nghiệp.

- Các Chi hội, các Ban chưa chủ động trong việc báo cáo hoạt động 6 tháng và năm cho Trung ương Hội.

- Công tác đào tạo chương trình thoát nước của GIZ còn khó khăn do một số các đơn vị vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ của đơn vị.

- Công tác quản lý hội viên chưa chặt chẽ, công tác kiểm tra vẫn chưa được triển khai thường xuyên.



PHẦN II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2016

1. Tham gia xây dựng thể chế chính sách.

- Tham gia tư vấn phản biện các qui hoạch, các dựán lớn trong ngành nước mà trước mắt góp ýcho dự án quy hoạch cấp nước Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và dự án liên vùng ĐBSCL.

- Hội tiếp tục nghiên cứu tham gia xây dựng luật cung cấp nước sạch; các chính sách về bảo vệ nguồn nước; cấp nước an toàn, ứng phó biến đổi khí hậu.

- Tiếp tục quan tâmtheo dõi, đóng góp ý kiến với chính phủ về công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành nước.

- Có ý kiến với Bộ Xây dựng về các định mức kinh tế kỹ thuật mà trọng tâm làđịnh mức thoát nước và sử ly nước thải.

2. Về khoa học công nghệ

- Tiếp tục nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ hỗ trợ các công ty nước bị xâm ngập mặn.

- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng nước sạch đảm bảo vệ sinh an toàn cho người dân.

- Nghiên cứu các giải pháp cho lĩnh vực thoát nước và sử lý nước thải.

- Hỗ trợ khuyến khích hội viên tăng thị phần sử dụng vật tư trong nước. Nâng cao chất lượng sản phẩm thiết bị vật tư trong nước.

- Tiếp tục hỗ trợ và thúc đẩy việc áp dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật mới trong hội thông qua các hội thảo, tham quan chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế.

- Tiếp tục hỗ trợ triển lãm công nghệVietwater 2016 tại thành phố Hồ Chí Minh, tạo cơ hội cho các đơn vị hội viên cập nhật các tiến bộ khoa học mới liên quan đến lĩnh vực cấp thoát nước.

- Tổ chức triển khai việc lựa chọn những công trình tiên tiến, áp dụng các tiến bộ KHKT và đạt hiệu quả cao trong ngành cấp thoát nước để tôn vinh.

3. Phát triển nguồn nhân lực

- Phối hợp với Dựán DEVIWAS lên kế hoạch về chương trình hoạt động đào tạo giai đoạn 2 của dự án.

- Phối hợp với “Hợp phần 3 - Đào tạo nghề trong lĩnh vực xử lý nước thải” (TVET - CHLB Đức) xây dựng đội ngũ giảng viên cho nghề công nhân kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải.

- Tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn tập trung, liên kết với các đơn vị cấp chứng chỉ có giá trị trên toàn quốc và các khóa bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.

- Tổ chức các lớp đối thoại chính sách, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành: Luật Xây dựng, Luật đấu thầu...

- Tổ chức các khóa học đào tạo giảng viên nguồn và các khóa học theo các chuyên đềđược lựa chọn thuộc dựán GIZ - WMP.

4. Quan hệ hợp tác quốc tế

- Tiếp tục tham gia tích cực các hoạt động của Hội nước thế giới nhằm nâng cao vai trò vị thế của Hội.

- Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức như: Úc, Hội nước Đức, GIZ, Singapor, Hàn Quốc, Myanma,tạo cơ hội hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật các tiến bộ khoa học, giữa các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế.

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Dự án Deviwas giai đoạn 2 và Hội nước Úc trong việc triển khai mô hình ghép đôi giữa các doanh nghiệp Viêt Nam - Úc, hợp tác công tư (PPP).

- Hội tiếp tục đăng cai, tổ chức, bảo trợ cho các hoạt động hợp tác chuyển giao tri thức và chia sẻ kinh nghiệm, xúc tiến thương mại với quốc tế được tổ chức tại Việt Nam.

5. Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của Hội

- Tiếp tục củng cố, nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động của các Ban, Viện, Chi hội.

- Quan tâm công tác phát triển hội viên mới và quản lý các Hội viên.

- Tích cực chủđộng tạo nguồn tài chính cho Hộị, nâng cao cơ sở vật chất của Hội và đời sống của các bộ công nhân viên.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Website, tạp chí cấp thoát nước, là cầu nối thông tin giữa các đơn vị hội viên.

- Xây dựng kế hoạch kiện toàn một số Chi hội.

- Tập trung hỗ trợ một số Chi hội hoạt động còn yếu, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu trao đổi kinh nghiệm ghép đôi giữa các Hội viên.

- Tăng cường công các kiểm tra.

Trên đây là một số hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ cuối năm 2016 của Hội Cấp thoát nước Việt Nam.

HỘI CẤP THOÁT NƯỚC VIỆT NAM

Bài viết cùng chuyên mục

Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tuyển sinh 2021-1