Đại lộ quyết định sự phát triển của một quốc gia

Cuối năm Nhâm Dần 2022, Đảng và Nhà nước, đặc biệt Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm hoàn thành nhanh và đảm bảo chất lượng tuyến cao tốc Bắc – Nam. Đây là một trong các chủ trương biểu trưng cho sức mạnh, nỗ lực và cố gắng của toàn dân.
 

Đại lộ trong văn hóa Á Đông

Đối với người Á Đông, việc phát triển của những con đường lớn tượng trưng cho sự phát triển của một quốc gia. Đại lộ, cao tốc xuất hiện giúp người dân di chuyển nhanh, thuận tiện hơn, việc giao thương dần trở nên dễ dàng hơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của quốc gia.

Để làm rõ quan điểm trên, ta cần nhìn lại về lịch sử xuất hiện của đường cao tốc, hay đại lộ. Năm 1924, tại Ý, người ta đã manh nha ý tưởng về một con đường cao tốc cho xe máy, xe thô sơ. Tuy nhiên, những tính toán này mới chỉ mang tính ước lệ. 

Suốt khoảng thời gian từ 1924 đến 1942, con đường cao tốc đầu tiên trên thế giới xuất hiện tại Đức. Đức Quốc Xã lúc bấy giờ đã thể hiện được sức mạnh cả về vị thế và tầm ảnh hưởng. Việc xuất hiện những con đường lớn đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của một đế chế hùng mạnh nhất thế kỷ XX.

Đại lộ quyết định sự phát triển của một quốc gia - Ảnh 2.

Nhà nghiên cứu văn hoá Phương Đông: Nguyễn Quang Minh

Quay trở lại với châu Á, Trung Quốc, quốc gia được mệnh danh là con rồng ngủ say ở khu vực này mới thật sự chuyển mình vào năm Mậu Thìn 1988. Đây là thời điểm con đường cao tốc từ Thượng Hải đến Gia Định được hoàn thành với chiều dài 160.000 km, đánh dấu một thời kỳ phát triển như vũ bão của quốc gia này.

Cho tới cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, họ là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới trên nhiều phương diện. Đó không phải là sự trùng hợp, bởi người Á Đông quan niệm những con đường lớn tượng trưng cho các sông lớn, bởi các chuyển động của nhân khí trong đó đều được biểu trưng là nước. 

Từ đó, ở bất kì một quốc gia nào, việc phát triển những con đường lớn sẽ đem lại nguồn tài khí dồi dào, quốc gia sẽ thịnh vượng.

Hình và thế của đại lộ

Trong phong thủy, một khu rừng rậm xuất hiện đường mòn sẽ kéo theo nhiều sự thay đổi. Điều này cũng tương tự đối với các cao nguyên, sông suối, ao hồ, núi đồi. Đường nhỏ sẽ có sự thay đổi nhỏ, đường lớn sẽ có sự thay đổi lớn. 

Trong quan niệm của người Á Đông, sông, suối, đường xá quản về thủy khí. Thủy khí đó có tốt hay xấu còn phụ thuộc vào hình và thế. Nhưng nếu nhìn bao quát vào thủy lớn hay những con đường đại lộ, nếu được xây dựng tuân theo các quy tắc về mặt kỹ thuật, lẫn phong thủy sẽ góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển của quốc gia đó. Có thể nói, quốc gia nào có càng nhiều đại lộ, quốc gia đó sẽ càng hưng thịnh.

Liên quan tới yếu tố hình và thế, những dòng sông nhỏ, kênh, rạch thường bị cuốn theo dòng chảy của những con sông lớn. Tại những điểm giao nhau này hay xuất hiện vẩn đục. Trong thực tế, tại những cửa biển, cửa sông, nơi có nhiều phù sa thường hay xảy ra tai nạn, sự cố của cả tự nhiên lẫn con người. 

Đại lộ quyết định sự phát triển của một quốc gia - Ảnh 3.

Điều này cũng tương tự đối với các đại lộ. Nếu muốn hạn chế tai nạn giao thông thì cần phải tránh làm vẩn đục những con đường này. Vì vậy, những cao tốc thường không có đoạn đường giao cắt. 

Người ta cũng xác định được rằng, việc mở rộng những con đường lớn kéo theo được nhiều tài khí. Nếu được giữ sạch sẽ, tiền tài sẽ được bảo vệ vững chắc. Nếu ngược lại, việc phát triển ắt sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nề nếp giữ gìn vệ sinh ở những con đường không chỉ đảm bảo về mặt cảnh quan mà còn để bảo vệ vững chắc cho sự phát triển của cả một khu vực. 

Nguyên tắc xây dựng đại lộ trong phong thủy 

Từ thời Pháp thuộc, những con đường nhỏ đã dần được xây dựng ở Việt Nam. Những con nước nhỏ như vậy biểu trưng cho thủy khí không lớn, cuộc sống của người dân sẽ khó phát triển. Nhưng khi tốc độ của các tuyến lộ ngày càng tăng, diện tích những con đường rộng ra, Thổ không được khắc Thủy mà Thủy khắc tương vũ ngược lại Thổ. 

Trong quan niệm phong thủy của người Á Đông, Sơn quản Nhân, Thổ biểu trưng cho con người. Khi nước lớn khắc tương vũ với Thổ, con người càng phải ở xa những con đường lớn. Điều này không chỉ phù hợp với khoa học hiện đại, mà còn đáp ứng được những tư tưởng truyền thống của cha ông trong việc gìn giữ tài khí. 

Dựa trên những yếu tố đó, việc xây dựng đại lộ thường phải tuân theo hai nguyên tắc bắt buộc. Trước tiên, các kỹ sư phải đảm bảo chất lượng công trình về khâu thiết kế, kỹ thuật bằng việc ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại. Ngoài ra, để những con đường đó nổi danh và bền vững, người kỹ sư còn phải chú ý tới hướng của chiều thoát nước. 

Đường thoát nước thường được nghiêng theo chiều từ trái sang phải, hướng theo chiều đi, theo chiều từ Thanh Long sang Bạch Hổ, hay từ Đông sang Tây, thuận theo chiều kim đồng hồ. Đây chính là những yếu tố tương sinh để hỗ trợ mạnh cho tài khí, linh hồn của con đường.

Trong tất cả những cuộc mở đường từ thời Tần đến Hán ở Trung Quốc, họ đã áp dụng rất tốt những nguyên lý này. Ngay cả chiều dốc trên Vạn Lý Trường Thành cũng áp dụng dựa trên những nguyên tắc đó. Những quan điểm này đã tồn tại hàng nhiều thế kỷ đến nay vẫn không thay đổi. Nguyên tắc những con đường phải phẳng nhưng để thoát nước vẫn sẽ có những đoạn nghiêng từ bên trái sang bên phải dựa trên những nguyên tắc trên.

Thông thường, về mặt thực tiễn, khi nước đã được lưu thông ắt mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ. Khi bước vào một tuyến cao tốc hay một xa lộ lớn, một lưu thông thủy cục lớn nên hai vị trí đầu và cuối thường xảy ra ùn tắc hay tai nạn. Do vậy, việc tính tốc độ khi dồn các trường khí vào hai vị trí đầu và cuối đặc biệt quan trọng.

Đại lộ quyết định sự phát triển của một quốc gia - Ảnh 4.

Ngoài ra, việc tính toán kỹ càng các đường vòng, phản cung và thuận cung cũng sẽ tạo ra sự thuận tiện, an toàn trước khi hòa nhập vào một dòng chảy lớn. Do vậy, tự thân nó cũng đã tạo nên một sự ổn định ngay từ khi thiết kế bất kì một loại đường nào, trừ những đường trực xung, nghĩa là từ điểm đầu đến điểm cuối không có một đường gom, không có một đường cong mà tiến thẳng vào đường, tuy nhiên những con đường này tương đối ít và thường xuyên xảy ra tai nạn.

Từ kinh nghiệm, học thuật của các tiền nhân đúc kết qua rất nhiều thời kỳ của lịch sử, những con đường lớn xuất hiện sẽ kéo theo sự phát triển như vũ bão của các địa phương xung quanh.

Qua đó, chúng ta có thể hy vọng trong thời gian tới, việc xây dựng tuyến đường xuyên suốt từ Bắc vào Nam sẽ sớm được hoàn thành. Dự án này là niềm kiêu hãnh của đất nước, đồng thời đánh dấu sự chuyển mình của một quốc gia để chào đón những tài khí mới phù hợp với tiểu vận chín bắt đầu từ ngày 4/2/2023.

Tác giả: Nhà nghiên cứu văn hoá Phương Đông: Nguyễn Quang Minh

Bài viết cùng chuyên mục

Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tuyển sinh 2021-1