1/3 Lưu vực sông lớn nhất thế giới đang suy kiệt

Hai nghiên cứu mới đây của Đại học California, Irvine, Mỹ (UCI) sử dụng dữ liệu vệ tinh thời tiết và vệ tinh đo trọng lực Trái đất của NASA đã chỉ ra rằng với tốc độ sử dụng nước ngầm ngày một tăng tại các lưu vực sông lớn trên trái đất trong khi chúng ta vẫn chưa biết được thực sự trữ lượng của các nguồn nước ngầm và chính xác là còn lại bao nhiêu nước.

Kết quả nghiên cứu của trường Đại học California mới công bố trên Tạp chí Tài nguyên nước thế giới tháng 6/2015 đã  đưa ra tương đối đủ nguồn thông tin về dân số và nhu cầu sử dụng nước ngầm tăng nhanh trong khi những hiểu biết về nguồn nước ngầm trái đất còn là ẩn số chưa được tìm hiểu kĩ. 
 
Những nghiên cứu này là những nghiên cứu đầu tiên mô tả tổn thất nước ngầm thông qua dữ liệu từ không gian, được chụp bởi các vệ tinh GRACE song sinh của NASA dựa vào đặc tính lồi lõm trong lực hấp dẫn của Trái Đất do ảnh hưởng bởi trọng lượng của nước.
Bản đồ các mức chịu áp lực về nước ngầm thế giới
 
Theo Giáo sư Jay Famiglieetti và các nhà nghiên cứu của UCI, để xác định lượng tiêu thụ nước ngầm và lượng còn lại trong nước ngầm thế giới một cách nhanh chóng và chính xác chúng ta cần phải có những nỗ lực liên kết với nhau trên toàn cầu. 
 
Đối với bài báo công bố kết quả nghiên cứu đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 37 tầng ngậm nước lớn nhất hành tinh từ năm 2003 đến năm 2013. Tám mức độ xấu của các hệ tầng nước ngầm được phân loại mà hầu hết đang chịu áp lực lớn, hầu như không có sự bổ sung tự nhiên để bù đắp cho mức sử dụng hiện tại. Tại mỗi một tầng chứa nước mà họ nghiên cứu đều thấy rõ sự suy giảm mực nước với mức áp lực từ thấp cho đến cự kì áp lực tùy thuộc vào mức độ được bổ sung hàng năm. 
 
Khu vực quá tải nhất là tại các khu vực khô hạn nhất trên thế giới (được đánh dấu đỏ trên bản đồ) - nơi bị ảnh hưởng rõ rệt hơn của biến đổi thời tiết và tăng trưởng dân số gây nên thiếu nước trầm trọng trong các tầng chứa nước. 
 
Tác giả chính của nghiên cứu là Alexandra Richey thuộc trường UCI cho biết, họ đang cố gắng để nâng cao cảnh báo xác định nơi các hoạt động quản lý tài nguyên nước hiện nay hướng tới bảo vệ cuộc sống và sinh kế tương lai. 
 
Theo nhóm nghiên cứu, bao gồm cả các nhà nghiên cứu từ NASA, Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia, Đại học Quốc gia Đài Loan và Đại học Santa Barbara cho biết, hệ thống các tầng chứa nước ngầm của vùng Ả Rập - Một hệ thống nước ngầm cung cấp cho hơn 60 triệu người là vùng hiện có áp lực về nước cao nhất thế giới. 
 
Tầng chứa nước lưu vực sông Indus nằm phía tây bắc Ấn Độ và Pakistan là vùng bị bị áp lực cao thứ hai và lưu vực sông Murzuk - Djado ở Bắc Phi đang bị áp lực về nước cao thứ 3 trên thế giới. 
 
Tại California hiện nay, vào mùa khô hạn hán, California chủ yếu dựa vào nguồn nước ngầm. Do vậy, khi nghiên cứu để xây dựng được mô hình phát triển bền vững tài nguyên nước nhóm nghiên cứu đã phải tính toán được tính độc lập của các nguồn nước ngầm, tính được sự phụ thuộc của mức sử dụng nước vào các nguồn tài nguyên nước. 
 
Trong một bài báo được công bố trên Tạp chí Tài nguyên nước, các nhà khoa học kết luận rằng tổng khối lượng còn lại của nước ngầm có thể sử dụng trên thế giới vẫn chưa được biết đến, với các ước tính rất khác nhau, nhưng thực tế có thể sẽ ít hơn so với ước tính thô sơ từ thậm chí nhiều thập kỷ trước.
 
Sự suy thoái và khan hiếm nguồn nước ngầm đã và sẽ dẫn đến những thiệt hại sinh thái quan trọng gây cạn kiệt dòng chảy sông, suy giảm chất lượng nước và sụt lún đất. Theo các tác giả, các tầng chứa nước thường nằm dưới sâu trong các lớp đất đá dưới bề mặt trái đất. Chiều sâu và độ dày của tầng chứa nước phức tạp khiến cho việc khoan thăm dò và tìm hiểu vệ độ ẩm trong đó từ đáy các địa tầng lên rất khó khăn. Nhưng qua các nghiên cứu này, những vấn đề này đã được giải quyết. 
 
“Tôi tin rằng chúng ta cần phải khám phá và tìm hiểu kĩ hơn các tầng chứa nước trên thế giới, trữ lượng nước của nó có giá trị như trữ lượng dầu mỏ vậy. nguồn nước ngầm cũng cần phải được coi trọng như các nguồn tài nguyên quý giá khác"-  Nhà nghiên cứu Famiglietti nói.

Lê Oanh (dwrm dịch) Nguồn tin: news.uci.edu

Bài viết cùng chuyên mục