Tổng hợp tình hình hoạt động xử lý nước thải đô thị và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam

Ở Việt Nam, việc quản lý và vận hành các nhà máy xử lý nước cấp đã đi vào nề nếp, có bài bản với nhiều kinh nghiệm; nhưng xử lý nước thải là vấn đề mới, bắt đầu thử nghiệm từ năm 2005. Do vậy, yêu cầu nhân lực trong việc quản lý, vận hành và vận hành hiệu quả các nhà máy xử lý nước thải là vấn đề cấp bách hiện nay.
 

1. MỞ ĐẦU

Theo Điều chỉnh Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 (phê duyệt theo QĐ số 589/QĐ-Ttg ngày 06/4/2016) đã đặt ra mục tiêu tổng quát: Phát triển hệ thống thoát nước ổn định và đồng bộ bao gồm xây dựng mạng lưới thu gom, chuyển tải và nhà máy xử lý nước thải theo từng giai đoạn, phù hợp với quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, phát huy tối đa công suất thiết kế các nhà máy xử lý nước thải bảo đảm hiệu quả quản lý và đầu tư xây dựng. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là: 15% đến 20% tổng lượng nước thải tại các đô thị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường; và đến năm 2025 là: 50% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 20% đối với các đô thị từ loại V trở lên được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường.

Theo các tài liệu điều tra, khảo sát, thống kê về thoát nước và xử lý nước thải đô thị, tỷ lệ bao phủ mạng lưới thoát nước ở các đô thị nước ta hiện chỉ đạt khoảng 30 - 70%, tỉ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đạt được từ 12 - 15% lượng nước thải phát sinh. Đặc biệt, còn có sự chênh lệch lớn về mức độ bao phủ của hệ thống thoát nước và xử lý nước giữa các đô thị do mức độ quan tâm và năng lực đầu tư khác nhau.

Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, cùng sự ra đời của nhiều cụm dân cư, nhiều khu đô thị mới phát sinh một lượng lớn nước thải xả ra môi trường. Ngoài ra, nhiều dự án thoát nước đã được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển (ODA) cũng chưa phát huy được hiệu quả để bảo vệ môi trường do việc đầu tư chưa đồng bộ giữa công trình xử lý với mạng lưới thu gom cũng như trình độ quản lý, vận hành hệ thống chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế… Do vậy, ô nhiễm môi trường do nước thải đô thị đang là một vấn đề gây bức xúc cho toàn xã hội, ảnh hưởng đến môi trường sống và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM

Tính đến cuối năm 2015, Việt Nam có 6 loại hình đô thị, với tổng cộng  khoảng 780 đô thị, dân số đô thị khoảng 35 triệu người. Phân loại đô thị cụ thể như sau:

Bảng 1. Phân loại đô thị tại Việt Nam

 

S.T.T

Phân loại đô thị (số lượng)

Tên thành phố

1

Đô thị loại đặc biệt (02 thành phố)

Hà Nội • Thành phố Hồ Chí Minh

2

Đô thị loại I (17)

Cần Thơ• Đà Nẵng• Hải Phòng (thuộc Trung Ương quản lý)

Biên Hòa • Buôn Ma Thuột • Đà Lạt • Hạ Long • Huế • Mỹ Tho • Nam Định • Nha Trang • Quy Nhơn • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Việt Trì • Vinh • Vũng Tàu

3

Đô thị loại II (25)

Bà Rịa • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Ninh • Cà Mau • Cẩm Phả • Châu Đốc • Đồng Hới • Hải Dương • Lào Cai • Long Xuyên • Ninh Bình • Phan Rang - Tháp Chàm • Phan Thiết • Pleiku • Quảng Ngãi • Rạch Giá • Tam Kỳ • Thái Bình • Thủ Dầu Một • Trà Vinh •Tuy Hòa • Uông Bí • Vĩnh Yên . Phu Quoc

4

Đô thị loại III (40)

Bắc Kạn • Bến Tre • Bảo Lộc • Cam Ranh • Cao Bằng • Cao Lãnh • Đông Hà • Điện Biên Phủ • Hà Giang • Hà Tĩnh • Hòa Bình • Hội An • Hưng Yên • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Móng Cái • Phủ Lý • Sa Đéc • Sóc Trăng • Sơn La • Sông Công • Tam Điệp •Tân An • Tây Ninh • Tuyên Quang • Vị Thanh • Vĩnh Long • Yên Bái .Phu Thọ . Phúc Yên. Sơn Tây. Chí Linh. Sầm Sơn. Bỉm Sơn. Cửa Lò. Gia Nghĩa. Đồng Xoài. Hà Tiên. Ngã Bảy

5

Đô thị loại IV, V

Các đô thị còn lại

(Nguồn:Wikipedia)

3. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM

a. Rà soát tình hình đầu tư xây dựng và hoạt động của các NMXLNT đô thị

Bảng 2. Tổng hợp tình hình thực tế các công trình XLNT đô thị

 

TT

Tên nhà máy xử lý nước thải

Thành phố/ Tỉnh

Công suất TK (m3/ngđ)

Công nghệ

xử lý

Tình hình thực tế

triển khai

1

NMXLNT Hồ Tây     

Hà Nội

33,000

SBR

 Đang hoạt động

2

NMXLNT Yên Xá

275,000

CAS

Đang thiết kế

3

NMXLNT Bảy Mẫu

13,300

CAS

Đang hoạt động

4

NMXLNT Trúc Bạch

3,000

A2O

Đang hoạt động

 

5

NMXLNT Kim Liên

3,850

A2O

Đang hoạt động

6

NMXLNT Yên Sở

200,000

SBR

Đang hoạt động

7

NMXLNT Việt Hưng

7,500

-

Đang xây dựng

8

NMXLNT Cầu Ngà

13,500

-

Đang thiết kế

9

NMXLNT Bắc Thăng Long

42,000

AO+Nitri

Đang hoạt động

10

NMXLNT Phú Đô

85,000

SBR

Đang lập dự án

11

NMXLNT Tham Lương- Bến Cát

TP.Hồ Chí Minh

 

250,000

SBR

Đang xây dựng

12

NMXLNT Tây Sài Gòn

100,000

OD

Đang kêu gọi đầu tư

13

NMXLNT Cảnh đồi      (Phú Mỹ Hưng)

10,000

OD

Đang hoạt động

14

NMXLNT Nam Viên(Phú Mỹ Hưng)

15,000

A2O

Đang hoạt động

15

NMXLNT Suối Nhum

 

65,000

SBR

Đang xây dựng

 

16

NMXLNT Bắc Sài Gòn

139,000

Multitank-A2O and FBR

Đang kêu gọi đầu tư

 

17

 

NMXLNT Bình Hưng

 

141,000

 

CAS

Đang vận hành

giai đoạn 1, tiếp tục

 xây dựng giai đoạn 2

18

NMXLNT Bình Hưng Hòa

30,000

Aer.+Mat.P

Đang hoạt động

19

NMXLNT Nhiêu Lộc- Thị Nghè

480,000

SBR/CAS

Đang đấu thầu thi công

20

NMXLNT Thái Nguyên

Thái Nguyên

8,000

OD

Đang xây dựng

21

NMXLNT Vĩnh Niệm

Hải Phòng

36,000

CAS

 Đang xây dựng

22

NMXLNT thị trấn Minh Đức

690

Hồ sinh học

 Đang hoạt động

21

NMXLNT Hải Dương

Hải Dương

13,500

SBR

Đang hoạt động

22

NMXLNT Quất Lưu

Vĩnh Phúc

5,000

CAS

Đang hoạt động

23

NMXLNT Vĩnh Yên

5,000

CAS

Đang hoạt động

24

NMXLNT Từ Sơn

  Bắc Ninh

20,000

SBR

Đang hoạt động

25

NMXLNT thành phố Bắc Ninh

17,500

SBR

Đang hoạt động

26

NMXLNT Phủ lý

 Hà Nam

5,000

SBR

-

27

NMXLNT Vinh

 Nghệ An

50,000

SBR

Đang hoạt động

28

NMXLNT Cửa Lò

6,000

SBR

Đang hoạt động

29

NMXLNT Nam Thủ Dầu Một

 Bình Dương

 

17,650

SBR

Đang hoạt động

30

NMXLNT Thuận An

17,300

SBR

Đang xây dựng

31

NMXLNT Thanh Hoa

15,000

WSP +CW

Đang thiết kế

32

NMXLNT Đức Ninh

 

 Quảng Bình

8,570

Hồ hiếu Khí

Đang hoạt động

33

NMXLNT Đồng Hới

19,000

Anp

Đang hoạt động

34

NMXLNT Ba Đồn

3,000

OD

Đang xây dựng

35

 

NMXLNT Hà Thanh

 Bình Định

14,000

CEPT +TF

Đang xây dựng

36

NMXLNT Nhơn Bình

14,000

Biofilter

Đang hoạt động

37

NMXLNT số 2 Quy Nhơn

8,000

OD

Đang hoạt động

38

NMXLNT Huế

 Huế

30,000

CAS

Đang xây dựng

40

NMXLNT Liên Chiểu

 Đà Nẵng

40,000

OD

 Đang hoạt động

41

NMXLNT Sơn Trà (cũ )

8,000

 

AP+ cover

 Đang hoạt động

 

42

NMXLNT Sơn Trà (mới)

51,000

Ana.Pond w/ float cover

 Đang xây dựng

43

NMXLNT Hòa Cường

47,626

AP + cover

 Đang hoạt động

 

44

NMXLNT Phú Lộc       (mới)

46,000

Ana.Pond w/ float cover

 Đang lập dự án

45

NMXLNT Phú Lộc (cũ)

30,000

Ana.Pond w/ float

 Đang hoạt động

 

46

NMXLNT Ngũ Hành Sơn (cũ)

8,000

Ana.Pond w/ float

 Đang hoạt động

47

NMXLNT Hòa Xuân

20,000

 

Mương oxi hóa

 Đang vận hành giai đoạn 1

48

NMXLNT Hội An

 Quảng Nam

7,000

CAS

Đang hoạt động

 

49

NMXLNT Tam Kỳ

-

-

Đang xây dựng

50

NMXLNT Nam NhaTrang

Khánh Hòa

40,000

OD

Đang xây dựng

51

NMXLNT Cái Sau

 

Cần Thơ

30,000

OD

Đang xây dựng

52

NMXLNT Cần Thơ

30,000

SBR

Đang xây dựng

53

NMXLNT Sóc trăng

Sóc Trăng

17,500

Prim. Sed.

Đang vận hành giai đoạn 1

54

NMXLNT Bà Rịa

BR−VT

12,000

OD

Đang xây dựng

55

NMXLNT Vũng Tàu

22,000

Bùn hoạt tính kết hợp thổi khí kéo dài

 

 Đang hoạt động

56

NMXLNT Mỹ Xuân

21,700

Xử lý sinh học hiếu khí: CARROUSEL

 

Đang xây dựng

57

NMXLNT Tân Hòa

8,000

Xử lý sinh học hiếu khí: CARROUSEL

 

Đang xây dựng

58

NMXLNT Gò Găng

2,260

Hồ hiếu khí

Đang lập dự án

59

NMXLNT Long Sơn

5,460

Hồ hiếu khí

Đang lập dự án

60

NMXLNT Trà Vinh

Trà Vinh

18,135

Prim. Sed.

Đang hoạt động

61

NMXLNT Châu Đốc

An Giang

5,000

A2O lagoon

Đang xây dựng

62

NMXLNT mỹ Hòa – Long Xuyên

20,000

OD

Đang xây dựng

63

NMXLNT Bình Đức-Long Xuyên

20,000

OD

 

Đang xây dựng

64

NMXLNT Phan Rang- Tháp Tràm

NinhThuận

     10,000

Hồ hiếu khí

 

 Đang hoạt động

65

NMXLNT Thái Bình

 Thái Bình

 

Thái Bình

10,000

A2O

Đang xây dựng

 

66

NMXLNT Đà Lạt

 Lâm Đồng

7,400

Lọc sinh học

Đang hoạt động

67

NMXLNT Buôn Ma Thuột

 Đắk Lắk

8,125

Stab.P

Đang hoạt động

68

 NMXLNT Việt Trì 1

 

 Phú Thọ

5,000

OD

Đang xây dựng

69

 NMXLNT Việt Trì 2

10,000

OD

Đang xây dựng

70

 NMXLNT Bãy Cháy

 

 Quảng Ninh

3,500

SBR

 Đang hoạt động

71

 NMXLNT Hà Khánh

7,000

SBR

 Đang hoạt động

72

 NMXLNT Biên Hòa

 Đồng Nai

9,500

-

 Đang hoạt động

73

 NMXLNT Khánh An

 Cà Mau

8,000

-

 Đang hoạt động

74

 NMXLNT Hòa HiệpII

 Phú Yên

6,800

-

 Đang hoạt động

75

 NMXLNT Thái Bình

 Thái Bình

10,000

A2O

 Đang xây dựng

76

 NMXLNT Trà Kha

 Bạc Liêu

2,400

A2O

 Đang hoạt động

 

77

 NMXLNT Lào Cai

 Lào Cai

5,700

Lọc sinh học chậm

 Đang thiết kế

78

 NMXLNT Bắc Giang

 Bắc giang

10,000

OD

 Đang hoạt động

79

 NMXLNT Thuận Hòa

 BìnhThuận

1,000

-

 Đang hoạt động

80

 NMXLNT Điện Biên Phủ

 Điện Biên

10,000

Bể aeroten

 Đang hoạt động

 

81

 NMXLNT Tuyên Quang

 T. Quang

5,000

-

 Đang hoạt động

82

 NMXLNT Nghĩa Lộ

 Yên Bái

1,500

-

 Đang hoạt động

 

83

 NMXLNT Hưng Yên

 Hưng Yên

6,300

-

 Đang xây dựng

84

 NMXLNT Hà Giang

 Hà Giang

3,000

-

Đang lập dự án

85

 NMXLNT Sơn La

 Sơn La

10,355

-

 Đang xây dựng

86

 NMXLNT Cao Lãnh

 Đồng Tháp

10,000

A2O

 Đang xây dựng

87

 NMXLNT Phú Quốc

 Kiên Giang

-

-

 Dự án

 

88

 NMXLNT thành phố Mỹ Tho

 Tiền Giang

40,000

-

 Đang xây dựng

 

89

 NMXLNT VSIP

 Quảng ngãi

11,000

-

 Hoàn thành giai đoạn 1

90

 NMXLNT Đông Hà

 Quảng Trị

5,000

Hồ hiếu khí

 Đang xây dựng

91

 NMXLNT Cao Bằng

 Cao Bằng

-

-

Đang lập dự án

92

 NMXLNT Tây Ninh

 Tây Ninh

6,000

-

 Đang xây dựng

93

 NMXLNT Lạng Sơn

 Lạng Sơn

5,260

-

 Đang xây dựng

94

 NMXLNT Vị Thanh

 Hậu Giang

3,500

-

Đang xây dựng

(Nguồn: Tài liệu tham khảo và cập nhật theo kết quả khảo sát của nhóm tác giả)

Chú thích:  SBR - Bùn hoạt tính (Bể phản ứng theo mẻ); CAS - Bùn hoạt tính (Bể thổi khí truyền thống); A2O - Bùn hoạt tính (kỵ khí - thiếu khí - hiếu khí); AO+Nitri - Bùn hoạt tính (kỵ khí - hiếu khí); Aero+Mat.P - Chuỗi hồ (hiếu khí - lắng - hoàn thiện); AP+Cover - Hồ yếm khí; Stab.P - Chuỗi hồ (kỵ khí - kết hợp - làm thoáng); Anp - Hồ sinh học; OD - Mương o xy hóa; Biofilter - Bể lọc sinh học.  

Bảng 3. Công suất vận hành thực tế một số trạm XLNT đô thị

 

TT

Tên nhà máy xử lý nước thải

Thành phố/ Tỉnh

Công suất thiết kế(m3/ngày)

Công suất vận hành thực tế so với công suất thiết kế

(m3/ngày)

(%)

1

Nhà máy XLNT Kim Liên

Hà Nội

3,700 - 4,800

3,850

80%

2

Nhà máy XLNT Trúc Bạch

 Hà Nội

2,300 - 3,000

2,400

80%

3

Nhà máy XLNT Bắc Thăng long

Hà Nội

42,000

7,000

17%

4

Nhà máy XLNT Bình Hưng Hòa

TP Hồ Chí Minh

30,000

26,000 - 28,000

87 - 93%

5

Nhà máy XLNT Bình Hưng

TP Hồ Chí Minh

141,000

116,728 - 124,638

83 - 88%

6

Nhà máy XLNT hà Khánh

Quảng Ninh

7,000

6,000

86%

7

Nhà máy XLNT Bãi Cháy

Quảng Ninh

3,500

4,000 (3,500)

114% (100%)

8

Nhà máy XLNT Hòa Cường

Đà Nẵng

47,626

34,095 - 35,520

71.5 - 74.5%

9

Nhà máy XLNT Phú lộc

Đà Nẵng

46,930

27,703 - 28,973

59 - 61.7%

10

Nhà máy XLNT Sơn Trà

Đà Nẵng

22,747

17,488 - 22,723

77 - 99.9%

11

Nhà máy XLNT Ngũ Hành Sơn

Đà Nẵng

15,826

10,000 - 12,000

63 - 75.8%

12

Nhà máy XLNT Đà Lạt

Đà Lạt, Lâm Đồng

7,400

4,831 - 5,594

65 - 75.6%

13

Nhà máy XLNT Buôn Ma Thuột

TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lắc

8,125

5,025 - 5,200

62 -64%

14

Nhà máy XLNT Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang

10,000

4,000

40%

Tổng cộng

388,154 - 389,954

268,620 - 289,398

69 - 74%

(Nguồn: Tham khảo số liệu điều tra khảo sát năm 2013)

Một số nhận xét:

Từ kết quả tầm soát về tình hình đầu tư xây dựng và hoạt động của các Nhà máy xử lý nước thải đô thị cho thấy:

(1) Hiện nay có khoảng hơn 40 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung đã đi vào hoạt động với tổng công suất thiết kế khoảng 800.000 m3/ngđ và,

(2) Gần 50 nhà máy đang trong giai đoạn lập dự án, thiết kế hoặc đang xây dựng nâng tổng công suất khoảng 2.100.000 m3/ngđ. 

(3) Các nhà máy đang hoạt động nhưng thực tế chỉ vận hành chưa đến 60% công suất thiết kế.

(4) Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý khoảng 12% so với tổng lượng nước thải phát sinh, còn thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu đặt ra cho giai đoạn 2020 theo Chiến lược về thoát nước đô thị và khu công nghiệp đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

 (5) Để ngành thoát nước đô thị phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội, cần tiếp tục có những nghiên cứu đánh giá cụ thể về hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng các công trình nhà máy xử lý nước thải đô thị hiện nay, từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục những điểm yếu kém.

 (6) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, quy hoạch chuyên ngành và có những giải pháp đột quá trong quản lý xây dựng và thu hút đầu tư cho lĩnh vực thoát nước đô thị.

 (7) Cần có kế hoạch điều tra, khảo sát nguồn nhân lực đang làm việc tại các  cơ quan, doanh nghiệp thoát nước để biết được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này, đáp ứng cho nhu cầu trước mắt và cho cả trong tương lai.

4. TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THOÁT NƯỚC

1. Hiện trạng nguồn nhân lực lĩnh vực thoát nước tại Việt Nam

Một số đặc điểm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thoát nước

Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thoát nước tại Việt Nam gắn liền với sự phát triển đô thị (Tình hình phát triển đô thị Việt Nam, xem bảng 1). Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong những năm gần đây hệ thống các đô thị Việt Nam từng bước phát triển: mở rộng về quy mô, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; diện mạo đô thị đã có nhiều thay đổi; chất lượng đô thị ngày càng được nâng cao; trong đó có vai trò rất lớn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thoát nước và môi trường.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thoát nước đã thực hiện nhiệm vụ thoát nước ở hầu hết các đô thị: đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III và loại IV. Đến nay có khoảng trên 70 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thoát nước.

Hình 1. Các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thoát nước

Do đặc thù của từng đô thị, số doanh nghiệp chuyên làm nhiệm vụ thoát nước chỉ tập trung ở một số đô thị lớn (có 5 doanh nghiệp) có 17 doanh nghiệp hoạt động trong cả lĩnh vực cấp và thoát nước; còn lại các doanh nghiệp hoạt động mang tính chất đa ngành nghề, bao gồm cả môi trường, xây dựng, v.v…

Thực hiện chủ trương của Nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nước đang tiến hành cổ phần hóa. Cho đến nay, đã có khoảng 30% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thoát nước tiến hành xong cổ phần hóa và đang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Số doanh nghiệp còn lại đang xây dựng phương án cổ phần hóa toàn bộ công ty hoặc cổ phần hóa một bộ phần công ty.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thoát nước những năm trước đây chủ yếu tập trung vào vấn đề thoát nước, tránh ngập úng trong các đô thị.Vấn đề xử lý nước thải hầu như chưa được chú ý. Thời gian gần đây, vấn đề xử lý nước thải đang từng bước được các đô thị quan tâm. Theo báo cáo của Cục Hạ tầng Kỹ thuật - Bộ Xây dựng, đến nay có khoảng 40 nhà máy xử lý nước thải tập trung đã xây xong và đưa vào vận hành với tổng công suất thiết kế 800.000 m3/ngày.đêm và có khoảng 50 nhà máy nước thải tập trung đang trong quá trình thiết kế, xây dựng hoặc chuẩn bị hoàn thành (Hiện trạng các nhà máy xử lý nước thải tại Việt Nam, xem bảng 2).

Xuất phát từ những đặc điểm và yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này phải tiếp tục tăng cao về số lượng, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trước mắt, đặc biệt là nguồn nhân lực để quản lý, vận hành hiệu quả các nhà máy xử lý nước thải với công nghệ xử lý đa dạng, hiện đại trong tương lai.

Cơ cấu nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải

Hiện nay, nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thoát nước có khoảng trên 20 nghìn người; trong đó lực lượng nữ chiếm 42%.

Cơ cấu lao động của các doanh nghiệp: Cán bộ lãnh đạo, quản lý chiếm 7%; nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ chiếm 31%; còn lại  62% là công nhân kỹ thuật.

Hình 2. Cơ cấu lực lượng lao động trong lĩnh vực thoát nước

Về độ tuổi:

-        Đối với lãnh đạo: Chủ tịch hội đồng quản trị, độ tuổi từ 51 đến 60 chiếm 78%, chỉ có 2% độ tuổi dưới 40. Đối với Tổng Giám đốc, Giám đốc, độ tuổi từ 51 đến 60 chiếm 56%; có 16% tuổi dưới 40.

-        Đối với nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ: tuổi từ 51 đến 60 chiếm 8%; tuổi dưới 40 chiếm 78%.

-        Đối với công nhân kỹ thuật: tuổi từ 51 đến 60 chiếm 11%; tuổi dưới 40 chiếm 62%.

Về trình độ:

-        Đối với lãnh đạo là Chủ tịch Hội đồng quản trị có trình độ Trên đại học chiếm 8%; trình độ Đại học là 92%;

-        Đối với Tổng Giám đốc, Giám đốc có trình độ Trên đại học chiếm 1%; trình độ Đại học chiếm 81%.

-        Đối với nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ có trình độ Trên đại học chiếm 2%; trình độ Đại học chiếm 65%; trình độ Cao đẳng - Trung cấp chiếm 33%.

-        Đối với công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề bậc 4 và 5 (trên thang nghề 7 bậc) chiếm 38%; bậc 6 và 7 chiếm 23%.

2. Tình hình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải

Hiện nay có 3 trường Đại học đang đào tạo Kỹ sư cấp thoát nước: Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Trường Đại học Thủy lợi. Số lượng tuyển sinh của mỗi trường từ 120 đến 150 sinh viên chuyên ngành cấp thoát nước trong một năm. Đối với các trường đào tạo Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp ngành cấp thoát nước có khoảng 10 trường (chủ yếu các trường trực thuôc Bộ Xây dựng). Những năm gần đây nhu do cầu sử dụng nhân lực trình độ Trung cấp và Cao đẳng chuyên ngành cấp thoát nước giảm, vì vậy việc tuyển sinh của các trường giảm, chỉ tuyển từ 150 đến 200 chỉ tiêu.

Đối vối việc đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực thoát nước thực hiện khá thuận lợi. Ngoài các trường thuộc Bộ Xây dựng quản lý, các trường thuộc Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội và nhiều bộ, ngành khác cũng tham gia đào tạo.Vì vậy, nhu cầu về công nhân kỹ thuật của các doanh nghiệp thoát nước được đáp ứng khá kịp thời.

Bên cạnh đào tạo nhân lực cho lĩnh vực thoát nước ở các trường Đại học, Cao đẳng và công nghân kỹ thuật; nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đào tạo tại chỗ. Phần lớn các đơn vị thực hiện các chương trình đào tạo ngắn ngày, mang tính cập nhật, bổ túc kiến thức chuyên ngành, nâng cao nghiệp vụ theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm do đơn vị tổ chức. Đội ngũ giảng viên chủ yếu là cán bộ quản lý của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Bảng 4. Phương thức đào tạo của các doanh nghiệp thoát nước

 

TT

Đối tượng

Phương thức đào tạo (%)

Tự         đào tạo

Liên kết đào tạo

Gửi đi các cơ sở đào tạo

1

Cán bộ lãnh đạo

42,2

26,6

31,2

2

Cán bộ quản lý kỹ thuật

60,8

18,4

20,8

3

Nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ

71,0

18,3

10,7

4

Công nhân kỹ thuật

82,6

3,0

14,45

Từ kết quả trên cho thấy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thoát nước đã rất chủ động nâng cao năng lực về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên và bồi dưỡng tay nghề cho công nhân kỹ thuật.

Một số nhận xét về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thoát nước:

(1)   Đối với các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học đào tạo Kỹ sư, Cử nhân chuyên ngành cấp thoát nước: Chương trình đào tạo rộng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên ra trường có nhiều điều kiện tìm kiếm việc làm. Chính vì vậy, khi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thoát nước tiếp nhận sinh viên về thường phải đào tạo lại để đáp ứng với yêu cầu, nội dung công việc; đặc biệt các kiến thức thực tế mà nhà trường chưa kịp thời trang bị cho sinh viên.

(2)   Sự kết nối giữa các doanh nghiệp sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo chưa chặt chẽ và thiếu thường xuyên; đặc biệt là sự chủ động của doanh nghiệp và nhà trường trong việc yêu cầu chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế.

(3)   Trước yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, các đô thị đã và đang đầu tư xây dựng nhiều nhà máy xử lý nước thải tập trung (xem bảng 2). Ở Việt Nam, việc quản lý và vận hành các nhà máy xử lý nước cấp đã đi vào nề nếp, có bài bản với nhiều kinh nghiệm; nhưng xử lý nước thải là vấn đề mới, bắt đầu thử nghiệm từ năm 2005. Do vậy, yêu cầu nhân lực trong việc quản lý, vận hành và vận hành hiệu quả các nhà máy xử lý nước thải là vấn đề cấp bách hiện nay.

(4)   Đến nay lực lượng công nhân kỹ thuật đang vận hành các nhà máy xử lý nước thải chưa có danh mục nghề và tiêu chuẩn kỹ thuật cũng chưa được Nhà nước ban hành.

Tóm lại, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đã được các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thoát nước quan tâm, chủ động đầu tư một cách thiết thực. Chính vì vậy, khi được giao quản lý, vận hành các nhà máy xử lý nước thải có công nghệ mới, đã hoàn thành nhiệm vụ được giao bằng cách thực hiện các chương trình đào tạo ngay tại đơn vị với sự hỗ trợ của các chuyên gia. Song trong tương lai với nhiều nhà máy xử lý nước thải được đưa vào hoạt động, chắc chắn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực sẽ tăng lên nhiều lần.

2. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thoát nước

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thoát nước giai đoạn 2015 – 2020; các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch bổ sung lực lượng và đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho từng năm.

Đối với việc bổ sung nhân lực cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật có trình độ từ trung cấp nghề trở lên, các cơ sở đào tạo thuộc các Bộ, ngành và địa phương hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu này cùa các doanh nghiệp.

Đối với đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam đã tiến hành khảo sát nhu cầu theo các chuyên đề cho năm 2016 và 2017 – 2020, cụ thể như sau:

Bảng 5. Nhu cầu đào tạo đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý

 

Nội dung đào tạo

%
2016

%
2017 - 2020

1. Hoạch định và quản trị chiến lược

12%

13%

2. Quản trị tài chính doanh nghiệp

18%

18%

3. Xây dựng và quản trị nguồn nhân lực

10%

11%

4. Kỹ năng ra quyết định của lãnh đạo

9%

10%

5. Kỹ năng ứng xử tâm lý của lãnh đạo

9%

7%

6. Kỹ năng xử lý và quản trị rủi ro doanh nghiệp

9%

10%

7. Kỹ năng đàm phán hợp đồng

18%

17%

8. Kỹ năng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

10%

9%

9. Chuyên đề khác

5%

5%

Cộng (1-9)

100%

100%

Các chuyên đề các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ giai đoạn 2016 – 2020, cụ thể như sau:

Bảng 6. Nhu cầu đào tạo đối với nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ

 

Nôi dung đào tạo

%
2016

%
2017 - 2020

1. Quản lý vận hành hệ thống thoát nước

26%

25%

2. Quản lý mạng cấp nước, thoát nước

6%

6%

3. Quản lý khách hàng

5%

8%

4. Kiểm toán và kiểm soát nội bộ

4%

3%

5. Quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý dự án thông lệ

4%

3%

6. Bảo dưỡng vận hành hệ thống cấp thoát nước

12%

12%

7. Quy hoạch cấp nước, thoát nước

10%

10%

8. Xử lý bùn thải

10%

10%

9. Điều khiển tự động hóa trong Công nghệ cấp nước, thoát nước

12%

12%

10. Quản lý trạm cấp nước, thoát nước

11%

10%

11. Chuyên đề khác

1%

1%

Cộng (1-11)

100%

100%

Các chuyên đề doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho công nhân kỹ thuật trong giai đoạn 2016 – 2020, cụ thể như sau:

Bảng 7. Nhu cầu đào tạo đối với công nhân kỹ thuật

 

Nội dung đào tạo

%
2016

%
2017 - 2020

1. Lắp đặt đường ống cấp nước, thoát nước

15%

13%

2. Xử lý nước thải

10%

9%

3. Quản lý dịch vụ khách hàng

4%

4%

4. Tin học trong quản lý cấp thoát nước

5%

5%

5. Kỹ năng giao tiếp khách hàng

5%

5%

6. Bồi dưỡng nâng bậc

59%

64%

7. Chương trình khác

0%

0%

Cộng (1-7)

100%

100%

Kết quả khảo sát cũng cho thấy:

- 90% các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng, đào tạo nói chung và đặc biệt đào tạo cho công nhân kỹ thuật là đầu tư chiến lược dài hạn của doanh nghiệp;

- 97% các doanh nghiệp được khảo sát đồng ý, Hội Cấp thoát nước Việt Nam là đầu mối tổ chức các khóa đào tạo đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Báo cáo điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động của các công trình xử lý nước thải đã được xây dựng ở một số đô thị, đề xuất kiến nghị các giải pháp nhằm áp dụng phù hợp, hiệu quả cho các đô thị tương lại ở Việt Nam – Báo cáo tổng hợp 10/2013.

- Tài liệu Diễn đàn hợp tác ngành nước Việt Nam – Phần Lan.

- Vietnam Urban Wastewater Review – World Bank Report 2013.

- Báo cáo hiện trạng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực thoát nước tại Việt Nam; Phạm Xuân Điều-Trưởng ban Đào tạo Hội Cấp thoát nước Việt Nam.

PGS. TS.Ứng Quốc Dũng - Phó Chủ tịch Hội CTN Việt Nam (VWSA)

KS. Đỗ Tiến Thành - Công ty CP Tư vấn xây dựng Công nghiệp & đô thị Việt Nam (VCC)

Bài viết cùng chuyên mục