Mỹ định lượng thành công năng lượng của các dòng hải lưu lớn

Với kỹ thuật hạt thô mới lạ, các nhà khoa học thuộc Đại học Rochester (Mỹ) đã xác định được năng lượng của các dòng hải lưu lớn hơn 1.000 km, Science Daily đưa tin.
 

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã phát hiện dòng năng lượng mạnh nhất là Hải lưu vòng Nam Cực, có đường kính khoảng 9.000 km, bản tin Science Daily ngày 16/9 cho biết.

Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là Hussein Aluie, phó giáo sư kỹ thuật cơ khí, đã sử dụng kỹ thuật tạo hạt thô, được phát triển tại chính phòng thí nghiệm của ông trước đó, để ghi lại sự chuyển giao năng lượng ở đầu kia của thang đo, trong quá trình "triệt tiêu dòng chảy" xảy ra khi gió tương tác với các dòng xoáy tạm thời với kích thước nhỏ hơn 260 km.

Kết quả trên đã được đăng tải trên Tạp chí Nature Communications.

Tác giả chính Benjamin Storer, trợ lý nghiên cứu của Aluie's Turbility and Complex Flow Group, cho rằng với kết quả này, kỹ thuật hạt thô có thể mở ra cơ hội mới cho việc tìm hiểu sự phức tạp đa cấp độ của các dòng chảy đại dương.

Từ đó, các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn cách hoạt động của các dòng hải lưu và điều tiết hệ thống khí hậu Trái Đất.

Mỹ định lượng thành công năng lượng của các dòng hải lưu chính - Ảnh 1.
Các nhà khoa học ở Đại học Rochester đã phát hiện dòng năng lượng mạnh nhất là Hải lưu vòng Nam Cực,
có đường kính khoảng 9.000 km. Nguồn: Letowa / Shutterstock.com

Các nhà khoa học thuộc Đại học Rome Tor Vergata, Đại học Liverpool và Đại học Princeton cũng tham gia vào nghiên cứu này.

Thông thường, các nhà nghiên cứu khí hậu và hải dương học khoanh vùng một "chiếc hộp" - một khu vực ở đại dương có kích thước từ 500 đến 1.000 km2.

PGS. Aluie cho biết, những "chiếc hộp" này đại diện cho đại dương toàn cầu, sau đó được phân tích bằng kỹ thuật Fourier.

"Vấn đề là, khi chọn một chiếc hộp như vậy, chúng ta đã tự giới hạn mình trong việc phân tích những gì có trong chiếc hộp đó và bỏ qua những thứ có ở quy mô lớn hơn", PGS. Aluie nói.  

Khi sử dụng kỹ thuật hạt thô để "làm mờ" hình ảnh vệ tinh của các mô hình tuần hoàn toàn cầu, các nhà nghiên cứu có thể phân tách những cấu trúc có kích thước khác nhau của các dòng hải lưu một cách hệ thống, PGS. Aluie nói.

Điều này cũng tương tự như khi một người cận thị bỏ kính ra, rồi nhìn vào một hình ảnh chi tiết, sắc nét. Khi đó, hình ảnh có vẻ mờ ảo, không rõ ràng. 

Tuy nhiên, khi liên tiếp đeo các loại kính mắt có độ nặng hơn, người đó thường sẽ có thể dần dần nhìn được thêm các đường nét khác nhau.

Dự án đã nhận được tài trợ từ Quỹ Khoa học Quốc gia, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA), và Bộ Năng lượng của Mỹ.

Bài viết cùng chuyên mục

Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tuyển sinh 2021-1