Pakistan đối mặt với các bệnh truyền nhiễm lây lan sau lũ

Trong lũ lụt, Pakistan còn phải đối mặt với nguy cơ bùng phát trên diện rộng các dịch như tiêu chảy, sốt xuất huyết, sốt rét, bại liệt và COVID-19, SciDev.Net đưa tin.

Trận lũ lụt chưa từng có ở Pakistan đã ảnh hưởng đến 33 triệu người và làm hư hại gần 900 cơ sở y tế, bài đăng ngày 8/9 trên trang tin khoa học SciDev.Net cho hay.

Lũ lụt đã làm chết hơn 1.300 người kể từ ngày 14/6, hơn 12.000 người bị thương, theo Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia.

Các tỉnh Sindh và Balochistan bị ảnh hưởng nặng nhất. 

Pakistan đối mặt với sự lây lan các bệnh truyền nhiễm sau trận lũ - Ảnh 1.

Các cộng đồng bị ảnh hưởng do lũ lụt ở Pakistan đối mặt với nguy cơ nhiều bệnh dịch. (Ảnh: Research and Development Foundation)

Lượng mưa trong tháng 8 cao hơn 243% mức trung bình và dự kiến còn mưa nữa trong tháng tới, theo Cục Khí tượng Pakistan.

Dữ liệu do vệ tinh Copernicus Sentinel-1 chụp từ không gian vào ngày 30 tháng 8 cho thấy lũ lụt ở Pakistan. (Ảnh:  European Space Agency)

Dữ liệu do vệ tinh Copernicus Sentinel-1 chụp từ không gian vào ngày 30/8 cho thấy lũ lụt ở Pakistan. (Ảnh: European Space Agency)

Cao ủy của Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) nhận định thời tiết xấu có thể sẽ làm tình trạng của gần nửa triệu người đã di dời tồi tệ hơn, và nhiều người nữa sẽ phải rời bỏ nhà cửa.

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo dịch bệnh bùng phát nhiều hơn, bao gồm tiêu chảy, sốt xuất huyết, sốt rét, bại liệt và COVID-19, đặc biệt ở các trại trú ẩn và những nơi có hệ thống cấp nước và vệ sinh bị hư hại.

Tình trạng sức khỏe cộng đồng ở Pakistan trước lũ vốn đã rất xấu. Khoảng 38% trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi và Pakistan có tỷ lệ mắc viêm gan C cao thứ hai thế giới.

Khi 116 trong 154 huyện của Pakistan bị lũ ảnh hưởng và một phần ba đất nước bị nhấn chìm, nhiều chương trình tiêm chủng đã bị gián đoạn.

Ông Muhammad Ahmed Kazi, Tổng giám đốc Tổng cục Tiêm chủng Liên bang cho biết tiêm chủng là ưu tiên hàng đầu và phải mang vắc-xin tới cho trẻ em ở các huyện bị ảnh hưởng, đặc biệt là để phòng các bệnh virus rota, thương hàn và sởi.

Một khu nhà ngập nước ở huyện Sindh, Balochistan, Pakistan. (Ảnh: Save the Children)

Một khu nhà ngập nước ở huyện Sindh, Balochistan, Pakistan. (Ảnh: Save the Children)

Maria Mushtaq, người nấu và phục vụ bữa ăn cho những người phải đi sơ tán ở quận Khairpur thuộc tỉnh Sindh, nói ngay cả ở các trại chuyển từ trường học có điều kiện tốt hơn, phòng tắm và nhà vệ sinh cũng không đủ phục vụ. Những trại này tràn ngập muỗi và ruồi, dù được lau dọn hằng ngày.

Phụ nữ đặc biệt dễ bị tổn thương trong thảm họa. (Ảnh: Research and Development Foundation)

Phụ nữ đặc biệt dễ bị tổn thương trong thảm họa. (Ảnh: Research and Development Foundation)

Trong số 6,4 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo ở tỉnh Sindh, hơn 1,6 triệu là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, Bộ trưởng Y tế Sindh, Azra Pechuho, cho biết.

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc ước tính có 650.000 phụ nữ mang thai ở các khu vực bị lũ lụt ảnh hưởng, khoảng 73.000 người trong số này dự kiến sẽ sinh trong tháng 9.

Khi có gần 1 triệu ngôi nhà bị hư hại, Quỹ Dân số cảnh báo phụ nữ và trẻ em gái sẽ gặp phải nguy cơ bạo lực giới tính ngày càng tăng.

 

Tác giả: Quang Hưng (dịch)
Nguồn: SciDev.Net

Bài viết cùng chuyên mục