Nam Phi phát hiện mạch nước ngầm 1,2 tỷ năm tuổi

Các nhà nghiên cứu mới phát hiện một mạch nước ngầm ước tính 1,2 tỷ năm tuổi ở Nam Phi có thể cung cấp nhiều kiến thức về vỏ Trái đất, báo Tiền Phong đưa tin.
 

Mạch nước ngầm mới này được tìm thấy ở mỏ vàng và uranium Moab Khotsong, nằm cách Johannesburg khoảng 161 km về phía Tây Nam, và là nơi có một trong những hầm mỏ sâu nhất thế giới. Mạch nước nằm 3 km dưới bề mặt của nơi sâu nhất trong mỏ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng mạch nước này nằm trong số những mạch nhiều niên đại nhất trên Trái đất, và các phản ứng hóa học của nó với lớp đá xung quanh có thể cung cấp các thông tin mới về sản xuất và lưu trữ năng lượng trong vỏ Trái đất, theo bài đăng báo Tiền Phong trực tuyến hôm 19/7.
 

Nam Phi phát hiện mạch nước ngầm 1,2 tỷ năm tuổi - Ảnh 1.
Mạch nước ngầm cổ đại vừa được phát hiện ở Nam Phi (Nguồn: báo Tiền Phong)
 

Ông Oliver Warr, một cộng sự nghiên cứu tại khoa Khoa học Trái đất của Đại học Toronto (Canada) và là tác giả chính của một nghiên cứu mới về khám phá nước ngầm, mô tả nơi mạch nước được phát hiện là hộp Pandora chứa năng lượng sản xuất khí heli và hydro.

Cũng theo nghiên cứu, nước ngầm ở Nam Phi cũng được làm giàu với nồng độ cao nhất của các sản phẩm gây phóng xạ - các nguyên tố được phóng xạ tạo ra - chưa được phát hiện trong chất lỏng và chứng minh rằng các điểm nước ngầm cổ đại một ngày nào đó có thể đóng vai trò là nguồn năng lượng.

Trước đó người ta đã phát hiện một mạch nước ngầm khoảng 1,8 tỷ năm tuổi trong một cuộc thám hiểm nghiên cứu năm 2013 ở mỏ Kidd Creek tại Ontario, nằm dưới Lá chắn Canada - một cấu trúc địa chất bao gồm đá lửa và đá biến chất có niên đại từ 4,5 tỷ đến 541 triệu năm trước trải dài gần 8 triệu km2.

Sau khi thu thập các mẫu tại Moab Khotsong, Warr cùng nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế  đã phân tích nội dung của chúng và phát hiện ra rằng nước có các đặc tính giống với nước ở Kidd Creek.

Warr cho biết: “Trong những môi trường sâu này, nước được giữ trong các vết nứt trên đá và theo thời gian, chúng tương tác với nhau, tạo ra uranium, sau đó phân hủy trong hàng triệu, thậm chí hàng tỷ năm, tạo ra khí quý”.

Warr giải thích rằng, các mẫu thu thập được chứa hàm lượng muối cao - gấp 8 lần so với nước biển - cũng như nồng độ uranium, helium gây phóng xạ, neon , argon, xenon và krypton. Họ cũng tìm thấy sự hiện diện của hydro và heli, đều là những nguồn năng lượng quan trọng.

Phát hiện này cung cấp một cái nhìn sơ lược chưa từng thấy trước đây về sự khuếch tán heli từ sâu bên trong hành tinh, một quá trình quan trọng cần xem xét khi loài người đang thiếu hụt heli, và cũng có thể gợi ý về việc sản xuất năng lượng dưới bề mặt của các hành tinh khác, theo nghiên cứu

Bài viết cùng chuyên mục

Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tuyển sinh 2021-1