Xây dựng Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình trình Chính phủ tháng 10/2022

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng-Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" vào tháng 10/2022, báo Hà Nội Mới đưa tin

Ngày 24/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức cuộc họp nghe báo cáo về Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng-Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại cuộc họp, ông Tống Ngọc Thanh, Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, cho biết, theo nhiệm vụ được Bộ TN&MT giao, trung tâm đã phối hợp với các đơn vị liên quan thu thập số liệu, tài liệu về chất lượng nước, đa dạng sinh học và hệ sinh thái thủy sinh, các giải pháp bảo vệ, phục hồi môi trường các nguồn nước mặt ô nhiễm nghiêm trọng; rà soát, bổ sung thông tin số liệu từ nhóm dự án đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước các lưu vực sông Hồng - Thái Bình để phù hợp với yêu cầu quy hoạch.

Xây dựng kịch bản Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình trình Chính phủ - Ảnh 1.
Hình ảnh tại cuộc họp (Nguồn: báo Hà Nội Mới)
 

Đến nay, Trung tâm đã hoàn thành công tác xây dựng các mô hình tính toán tài nguyên nước tại 5 tiểu lưu vực gồm: Sông Đà, sông Thao, sông Lô - Gâm, sông Cầu - Thương, vùng Đồng bằng sông Hồng và 93 vùng; đánh giá hiện trạng chất lượng nước trên các sông chính, sông quan trọng, sông có nhiều hoạt động khai thác, sử dụng nước và tiếp nhận nước thải; đánh giá biến động nguồn nước trong kỳ quy hoạch theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2020...

Đồng thời, Trung tâm đã hoàn thành xây dựng kịch bản tính toán phục vụ lập quy hoạch theo giai đoạn hiện trạng và trong kỳ quy hoạch (2025, 2030, 2050) với các yếu tố tác động như nguồn nước thượng lưu, biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng, hiện trạng khai thác, sử dụng nước.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu tại cuộc họp, đây là dụ án quy hoạch đặc thù, khác hẳn lưu vực sông khác. Vì vậy, Thứ trưởng đề nghị, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia tập trung thu thập, phân tích, tính toán kỹ nhu cầu sử dụng nước của các ngành trên lưu vực.

Đồng thời, trên cơ sở ý kiến của các đơn vị, Trung tâm tiếp tục thực hiện các hạng mục, nội dung nhiệm vụ để sớm hoàn thiện quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Bài viết cùng chuyên mục

Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tuyển sinh 2021-1