Tốc độ sa mạc hóa nhanh và sự biến mất các dòng sông băng ở Trung Á

Từ năm 1980 đến nay, nhiệt độ toàn cầu ngày càng tăng, tỉ lệ thuận với tốc độ sa mạc hóa ở nhiều phần khu vực Trung Á.
 

Trong khoảng thời gian này, khí hậu sa mạc đã lan rộng đến hơn 100 km, nhiều vùng núi trở nên nóng và ẩm ướt hơn, diện tích các con sông băng ngày càng thu hẹp, theo Nature.

Chuyên gia Jeffrey Dukes, nhà sinh thái học tại Khoa sinh thái toàn cầu của Viện Khoa học và Sinh thái học thuộc Viện Khoa học Carnegie (Mỹ), cho biết, những thay đổi như vậy đe dọa các hệ sinh thái và những gì sống dựa vào chúng. Tuy nhiên, đây cũng là “bước đầu tiên tuyệt vời” để cung cấp thông tin cho các chính sách giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực này.

Tốc độ sa mạc hóa nhanh và sự biến mất các dòng sông băng ở Trung Á  - Ảnh 1.

Sự lan rộng của các sa mạc ở Uzbekistan và các nước lân cận sẽ làm thay đổi thành phần của các hệ sinh thái. (Nguồn: Shutterstock/Nature)

Chuyên gia Qi Hu, nhà khoa học về Trái đất và khí hậu tại Đại học Nebraska - Lincoln, cho biết, nghiên cứu về biến đổi khí hậu trước đây đã báo cáo những thay đổi trung bình về nhiệt độ và lượng mưa ở phần lớn khu vực Trung Á. Hơn 60% diện tích ở khu vực này có khí hậu khô hạn với lượng mưa không thường xuyên. 

Ngoài ra, những chuyên gia này còn phát hiện ra rằng từ cuối những năm 1980, khu vực có khí hậu sa mạc đã mở rộng về phía đông, và trải rộng về phía bắc tới 100 km ở phía bắc Uzbekistan và Kyrgyzstan, ở phía nam Kazakhstan và chung quanh Lưu vực Junggar ở tây bắc Trung Quốc. 

Nhiệt độ trung bình tăng hằng năm cao hơn ít nhất 5 độ C từ năm 1990 đến năm 2020 so với khoảng thời gian từ năm 1960 đến 1979, mùa hè trở nên khô hơn và mùa đông thường xuyên có mưa. Điều này sẽ khiến cho thảm động thực vật thảo nguyên, đồng cỏ ngày một biến mất, thay vào đó là các loài sinh vật thích nghi tốt với điều kiện khô và nóng.

Tốc độ sa mạc hóa nhanh và sự biến mất các dòng sông băng ở Trung Á  - Ảnh 2.

Biến đổi khi hậu đẩy nhanh sự biến mất của con con sông băng

Theo nhà địa lý học Troy Sternberg tại Đại hoc Oxford (Anh), lượng tuyết rơi giảm, lượng mưa nhiều khiến các sông băng ở Trung Á sẽ không được bổ sung lượng băng đã mất. Trong tương lai, điều này đồng nghĩa với việc giảm lượng nước từ sông băng tan chảy để cung cấp cho sinh hoạt của con người và mùa màng.

Nhận định rõ tình trạng mạc hóa là vấn đề nghiêm trọng ở Trung Á cũng như trên thế giới, ông Mickey Glantz, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Colorado Boulder nhấn mạnh: "Các hoạt động của con người như khai thác mỏ và nông nghiệp cũng góp phần vào quá trình sa mạc hóa. Vì vậy, Trung Á, cũng như phần còn lại của thế giới, nên chú ý đến biến đổi khí hậu và cố gắng thích ứng hơn với tình trạng này nhằm phát triển nền nông nghiệp và đô thị hóa bền vững".

Bài viết cùng chuyên mục

Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tuyển sinh 2021-1