Bài học từ việc tăng cường quản lý tài nguyên nước trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (SDG 6)

Chương trình tăng cường quản lý tài nguyên nước trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (SDG 6) đã được thiết lập để hỗ trợ các quốc gia thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM) như một đóng góp cho cho việc thực hiện mục tiêu liên quan đến phát triển bền vững liên quan đến nước “Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người” (Mục tiêu số 6 – SDG 6).

Chương trình này được thiết kế làm 03 giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn 1: Xác định các thách thức; Giai đoạn 2: Xây dựng các kịch bản ứng phó; Giai đoạn 3: Thực hiện các giải pháp. Theo đó, sẽ có một báo cáo tóm tắt được xây dựng nhằm đưa ra các bài học quan trọng tại bốn quốc gia thí điểm là Ghana, Kazakhstan, Việt Nam và Guatemala để thiết kế các kịch bản ứng phó hay các hoạt động của giai đoạn 2.
 
Bốn quốc gia thí điểm, với thực tế thể chế quản lý và điều kiện thủy văn khác nhau, đã được hỗ trợ thực hiện IWRM trong giai đoạn 2018- 2019 với một phương pháp nhất quán cùng với việc tổ chức các hội thảo và thực hiện tham vấn nhiều bên liên quan. Các quốc gia này có sự linh hoạt để thiết kế phương pháp theo cách sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên có sẵn phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước. Nhưng bất kể cách tiếp cận nào được chọn, mục đích chính là thiết kế các giải pháp theo hướng thúc đẩy chương trình phát triển quốc gia, tích hợp với các nhiệm vụ liên quan đến nước hướng tới  thực hiện SDG 6. 
 
Hội thảo SDG 6 ở Ghana năm 2019
 
Ông Francois Brikké - Chuyên gia cao cấp của Mạng lưới cộng tác vì nước toàn cầu (GWP) cho biết: “Đây là một cơ hội để tạo ra sự thay đổi, vì vậy chúng tôi cần sự quan tâm thảo luận ở các cấp độ phù hợp trong quá trình đưa ra quyết định. Ngoài ra, cũng cần phải mời các tổ chức tài trợ quan trọng tại mỗi quốc gia để huy động nguồn vốn và nhân lực, bằng cách này, quản lý tổng hợp tài nguyên nước sẽ trở thành một dự án mà mọi người đều có liên quan, đóng góp sự tham gia và nhận được lợi ích”.
 
Trong năm 2020, một cuộc giám sát thứ hai về “Thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở tất cả các cấp, bao gồm thông qua hợp tác xuyên biên giới một cách phù hợp” (SDG 6.5) sẽ được thực hiện thông qua các cuộc khảo sát kết quả của quá trình thực hiện IWRM ở các quốc gia. Đây cũng sẽ là một cơ hội cho bốn quốc gia nêu trên tập trung thực hiện các Kế hoạch hành động theo cam kết cũng như thúc đẩy quá trình quản lý nước như một đóng góp quan trọng trong việc hướng tới thực hiện các mục tiêu SDG của chính họ. 
 
Tương tự, ngoài việc hỗ trợ phân tích từ nhiều bên liên quan về tình trạng triển khai quản lý tổng hợp tài nguyên nước IWRM, Chương trình cũng sẽ hỗ trợ 20 quốc gia khác trong việc xác định Kế hoạch hành động của họ trong những năm tới, dựa trên những bài học kinh nghiệm ở bốn nước thí điểm trên. 

Tác giả bài viết: DWRM (dịch)
Nguồn tin: www.gwp.org

Bài viết cùng chuyên mục