Nâng cao năng lực thông qua đào tạo ngắn hạn: Giải pháp hiệu quả cho vấn đề nguồn nhân lực kỹ thuật Thoát nước và XLNT

Ngày 21/11/2018 tại TP.HCM, Chương trình đổi mới Đào tạo nghề  GIZ-TVIET cùng Hội Cấp thoát nước Việt Na đã tổ chức Hội thảo Đánh giá kết quả đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng giảng viên cho cán bộ kỹ thuật các doanh nghiệp thoát nước và xử lý nước thải.
 

 Ông Cao Lại Quang - Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam


Bà Phan Hoàng Mai - Trưởng hợp phần 3 - Chương trình GIZ-TVET

Ông  Ralf Strothteicher - Chuyên gia cao cấp Chương trình GIZ-TVET
 
Dự hội thảo có ông Cao Lại Quang - Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam, ông Phạm Xuân Điều - Giám đốc Trung tâm Đào tạo - bồi dưỡng ngành nước Việt Nam, bà Phan Hoàng Mai - Trưởng hợp phần 3 - Chương trình GIZ-TVET, ông  Ralf Strothteicher - Chuyên gia cao cấp Chương trình GIZ-TVET cùng các đại biểu là lãnh đạo của các công ty cấp thoát nước khu vực phía Nam. 

Với 41 nhà máy nước thải hoạt động với tổng công suất 950.000 m3/ngày đêm và 28 nhà máy đang trong giai đoạn thiết kế và xây dựng, nhu cầu về nguồn nhân lực kỹ thuật của ngành thoát nước và xử lý nước thải (XLNT) đang ngày càng trở nên cấp thiết. Nhu cầu này sẽ trở nên bức bách hơn khi các doanh nghiệp đang thực hiện cổ phần hoá, tái cấu trúc, đầu tư nâng cấp dây chuyền kỹ thuật cũng như áp dụng các công nghệ mới, điều này đòi hỏi lực lượng kỹ thuật của ngành cần phải liên tục được bồi dưỡng nâng cao trình độ và nghiệp vụ để có thể đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn công việc và doanh nghiệp sử dụng lao động. 





Nhân biết được khó khăn mà các doanh nghiệp thành viên đang đối mặt về vấn đề nguồn lực kỹ thuật viên, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, với sự đồng thuận của tất cả các thành viên trở thành đơn vị cung cấp các chương trình đào tạo ngắn hạn trong lĩnh vực XLNT, đã từng bước chuẩn hoá đội ngũ giảng viên nguồn đồng thời xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn áp dụng tiêu chuẩn Đức, có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Vào ngày 21/11/2018, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam và Hợp phần 3: Dự án Đào tạo nghề cho Xử lý nước thải (Chương trình hợp tác Việt-Đức Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam - TVET) đã phối hợp tổ chức hội thảo ‘Đánh giá kết quả đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng giảng viên cho kỹ thuật viên các doanh nghiệp thoát nước và XLNT&; sau hai năm xây dựng và đào tạo thí điểm. Đến tham dự hội thảo, ngoài đại diện của Hội CTNVN và Chương trình TVET Việt Nam, còn có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp thoát nước và XLNT cùng các chyên gia Đức của Hợp phần “Đào tạo nghề cho xử lý nước thải” - đơn vị đã đồng hành với Hội CTNVN trong công tác chuẩn hoá giảng viên, biên soạn tài liệu, truyền đạt các phương pháp giảng dạy đồng thời trực tiếp góp ý chỉnh sửa cho các giảng viên.

Với sự hỗ trợ từ Hợp phần 3, từ năm 2014 đến nay có 31 giáo viên đã vượt qua kỳ thi sát hạch năng lực với quy trình thi, đề thi và giám khảo chấm thi đều áp dụng theo tiêu chuẩn của CHLB Đức, trong đó 29 giảng viên được Hội CTNVN cấp chứng nhận trở thành giáo viên của Hội để tham gia giảng dạy các chuyên đề. Ngoài ra, Hội còn cấp chứng nhận cho 10 giám khảo đã được Hợp phần 3 đào tạo là giám khảo nghề ‘Kỹ thuật thoát nước và XLNT&; của Hội. Đội ngũ giảng viên và giám khảo đạt chuẩn Đức này hiện đang đóng vai trò nòng cốt trong công tác đào tạo nâng cao năng lực cho lực lượng kỹ thuật của các doanh nghiệp XLNT. 

Từ năm 2016 đến 2018, Hội CTNVN đã tổ chức 10 khoá bồi dưỡng ngắn hạn cho 278 học viên đang là kỹ thuật viên của đơn vị thoát nước và XLNT tại Bình Dương, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Huế, Bắc Ninh và Cần Thơ. Các khoá đào tạo đều nhận được các phản hồi tích cực của học viên về mọi mặt từ giảng viên, nội dung, phương pháp giảng dạy, cho đến thời lượng và công tác tổ chức. Điều này bước đầu đang mang lại sự tin tưởng và quan tâm nhiều hơn của các doanh nghiệp trong ngành, tạo tiền đề và điều kiện tốt để Hội tiếp tục mở rộng và triển khai thêm các khoá học trong thời gian tới.

Tại hội thảo các doanh nghiệp cũng đã đưa ra các góp ý, kiến nghị cải thiện cũng như yêu cầu một số chương trình đào tạo như xử lý bùn, quản lý năng lượng để Hội CTNVN xem xét và mở rộng chương trình đào tạo. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cam kết sẽ tiếp tục đầu tư và dành sự quan tâm thích đáng hơn đối cho công tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên – vì họ là hạt nhân, là nền tảng và sức mạnh của một doanh nghiệp. 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI HỘI THẢO:
 



 





 
“Đào tạo nghề cho lực lượng lao động có tay nghề trong lĩnh vực xử lý nước thải” là lĩnh vực hoạt động 3 thuộc Chương trình hợp tác phát triển Việt-Đức “Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam”, được thực thi bởi Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) dưới sự ủy nhiệm của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ).

Thông tin về chương trình: http://www.tvet-vietnam.org/ 

Vinh - Diễm

Bài viết cùng chuyên mục