Công nghệ mới xử lý nước tưới nông nghiệp bị nhiễm phèn

Công nghệ do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ TP Cần Thơ có tác dụng thay đổi tính chất vật lý của nước, góp phần giúp cây phát triển tốt hơn so với khi chưa xử lý. Kết quả kiểm mẫu cho thấy hàm lượng các chỉ tiêu đều đạt chuẩn cho phép theo QCVN 39:2011/BTNMT về chất lượng dùng cho nước tưới tiêu.

 


Với công nghệ này nước qua hệ thống từ trường tĩnh giúp ion hóa nguồn nước, có khả năng chuyển đổi cấu trúc phân tử của nước thành các cụm nhỏ hơn. Nước qua hệ thống này giúp làm tơi mới nguồn nước, tăng sức căng bề mặt nước. Đồng thời, giảm được độ nhớt của nguồn nước sinh hoạt, tăng cường khả năng hoạt hóa của thiết bị lọc, cũng như thẩm thấu các chất tốt hơn, giảm lượng nước và sử dụng hóa chất. Nước từ trường cũng có thể làm tăng mức CO2 và H + trên đất so với việc bổ sung phân bón. Nhờ đó mà cây trồng hấp thụ dưỡng chất trong đất, phân bón tốt hơn, tránh dư lượng phân bón trong đất quá cao dẫn đến bạc màu và chai đất.

Được biết, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ TP Cần Thơ đã phối hợp với Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng (Đại học Cần Thơ) thực hiện các khảo nghiệm thực tế trên cây cải xanh trên đất nhiễm mặn và trồng cải mầm trên các giá thể khác nhau (xơ dừa, mùn cưa...). Kết quả cho thấy, cây phát triển tốt hơn gấp 1,47 lần so với khi sử dụng nước chưa xử lý và gấp 1,29 lần so với cây sử dụng nước máy.

Hiện nay, Trung tâm đang tiếp tục nghiên cứu, cải tiến để hệ thống này có thể xử lý được nước bị nhiễm mặn đến 5/oo.

Bài viết cùng chuyên mục

Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam
Tuyển sinh 2021-1